Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
413753

Dự thảo báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của vùng thi đua các huyện, thành phố, thị xã ven biển

Đăng lúc: 10:12:00 20/05/2019 (GMT+7)

Dân cư các huyện ven biển, thị xã, thành phố tỉnh Thanh Hoá có điều kiện kinh tế tương đối ổn định và sinh sống tập trung, có nền văn hoá đặc trưng vùng miền lâu đời, trình độ dân trí khá đồng đều, có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Đời sống nhân dân ngày càng tăng lên, nhu cầu học tập, học tập suốt đời ngày càng cao.

 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VÙNG THI ĐUA CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ VEN BIỂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:         /BC-VTĐ
         Thanh Hóa, ngày    tháng 5 năm 2019

DỰ THẢO

 

 

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019
 

           I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
          1. Thuận lợi
Dân cư các huyện ven biển, thị xã, thành phố tỉnh Thanh Hoá có điều kiện kinh tế tương đối ổn định và sinh sống tập trung, có nền văn hoá đặc trưng vùng miền lâu đời, trình độ dân trí khá đồng đều, có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Đời sống nhân dân ngày càng tăng lên, nhu cầu học tập, học tập suốt đời ngày càng cao.
Cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo; sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT đã từng bước tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong ngành ổn định số lượng, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo ngày càng cao; có nhận thức chính trị vững vàng, tận tâm, tận tụy với nghề, thương yêu học sinh, được nhân dân và học sinh tin yêu, kính trọng. 
Cơ sở vật chất trường lớp học, khuôn viên nhà trường được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Nhiều trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, mức độ 2 đáp ứng cơ sở vật chất thiết bị dạy học.
Tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và chất lượng mũi nhọn, chất lượng đại trà luôn đứng trong tốp đầu toàn tỉnh qua các thời kỳ; phổ cập mầm non 5 tuổi, phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTHĐ ĐT), PC THCS luôn được giữ vững.
Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm; sự phối kết hợp các giữa phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT với các phòng, ban, ngành, đoàn thể của các huyện, thị xã, thành phố ngày càng chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả hơn.
 Các Phòng GD&ĐT, các trường THPT trong vùng thi đua luôn chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, đổi mới nội dung, phương pháp và triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, các cơ sở giáo dục trong vùng thi đua ven biển, thị xã, thành phố còn gặp không ít khó khăn, đó là:
Đời sống kinh tế xã hội trong vùng tuy đã được cải thiện, song vẫn còn một số xã bãi ngang đời sống nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, mặt bằng dân trí không đồng đều giữa các vùng ảnh hưởng đến việc huy động trẻ đến trường; sự quan tâm đầu tư của một bộ phận phụ huynh đến việc học tập của con em còn hạn chế. Ngân sách chi cho các hoạt động giáo dục còn hạn chế, đời sống của một bộ phận cán bộ giáo viên gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục tuy đã được quan tâm đầu tư, song một số trường hiện nay chưa có các phòng chức năng, nên ảnh hưởng đến thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, chất lượng giáo dục; nhiều trường mầm non còn  thiếu phòng học, do vậy  tỷ lệ trẻ /nhóm lớp ở một số trường cao hơn so với quy định; kinh phí chi cho các hoạt động thường xuyên của các nhà trường còn thấp.
Đội ngũ nhà giáo vẫn còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ bộ môn đối với bậc THCS và THPT; việc thiếu giáo viên mầm non, giáo viên văn hóa tiểu học và nhân viên hành chính diễn ra ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong vùng thi đua tạo ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.  
 Một bộ phận cán bộ quản lý các nhà trường năng lực quản lý, điều hành còn hạn chế trong đó có quản lý tài chính; chưa tích cực chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về tăng cường CSVC trường học.
Đối với các trường THPT, phương án thi THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học chưa ổn định đã tác động đến tâm lý, hoạt động dạy và học của thầy và trò nhất là học sinh khối lớp 12; việc giải thể một số trường THPT tạo áp lực lớn đến cơ sở vật chất, phòng học, thiết bị dạy học của các trường tiếp nhận.
Công tác phân luồng học sinh những năm gần đây đạt được kết quả khá tốt tuy nhiên điều kiện CSVC của đa số các TTGDNN-GDTX trong vùng còn thiếu thốn, chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Môi trường trường xã hội có nhiều tác động tiêu cực đến việc quản lý, giáo dục học sinh như các tệ nạn xã hội, trò chơi trực tuyến, những thông tin trái chiều trên các trang mạng xã hội...
          II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018 – 2019
1. Công tác tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương về giáo dục và đào tạo
Tham mưu cho UBND các huyện thị, thành phố tổ chức quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Chỉ thị, Quyết định của tỉnh, của ngành về nhiệm vụ năm học, nhất là việc quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.  Việc triển khai Nghị quyết 29 của Đảng đã được các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT tổ chức thường xuyên, có kế hoạch, có bài bản và gắn với việc thực nhiệm vụ trọng tâm của năm học, nhằm nâng cao nhận thức, hành động thực tiễn của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phòng giáo dục đã tham mưu cho cấp Uỷ Đảng, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trong việc chỉ đạo các xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học. Tham mưu với UBND thị xã chỉ đạo các ngành, hội khuyến học tuyên truyền sâu rộng và khuyến khích động viên các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tham mưu cho UBND các huyện, thị, thành phố có hình thức khen thưởng kịp thời đối với cán bộ giáo viên, học sinh có kết quả cao trong các kỳ thi, hội thi cấp tỉnh trở lên. Tổ chức trao thưởng, tôn vinh và có hình thức khuyến khích như tăng lương lần hai đối với giáo viên có thành tích cao trong bồi dưỡng học sinh giỏi.
           Phòng Giáo dục đã làm tốt công tác tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, đảm bảo các điều kiện cho ngành thực hiện nhiệm vụ năm học; tham mưu xây dựng và thực hiện đề án sắp xếp mạng lưới trường lớp đến năm 2025; xây dựng kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học; phê duyệt Kế hoạch công tác năm học, Kế hoạch công tác kiểm tra hành chính, chuyên ngành, các văn bản về Hướng dẫn thực hiện các khoản thu, văn bản về quản lý dạy thêm học thêm năm học 2018- 2019 và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2016- 2020. Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý giáo dục; công tác thuyên chuyển điều động CBQL, GV, NVHC; hướng dẫn và chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai đầy đủ kịp thời các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, của UBND tỉnh, của Sở GDĐT, của UBND huyện và liên ngành ...
 
2. Thực hiện nhiệm vụ
2.1. Quy mô trường, lớp học
Năm học 2018- 2019 các cấp học, bậc học trong vùng thi đua đã thực hiện tốt công tác huy động học sinh theo kế hoạch, chỉ tiêu được giao; thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục, đảm bảo quy hoạch mạng lưới trường học, duy trì sĩ số học sinh. Thực hiện công tác tuyển sinh đầu cấp hiệu quả, 100% học sinh hoàn thành lớp 5 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và lớp 6; tuyển sinh vào lớp 10 THPT đúng theo kế hoạch. Giữ vững, ổn định phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, PCGD TH đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS.
       Thực hiện nghiêm túc việc điều chỉnh mạng lưới các trường mầm non, phổ thông theo Nghị quyết 122/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Quyết định số 5308/2015/QĐ-UBND ngày 16/12/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy định sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học hiện có tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; thực hiện ghép trường TH với THCS, sáp nhập trường THPT đúng lộ trình.
         Đến nay, quy mô mạng lưới trường, lớp các cấp học, bậc học tiếp tục duy trì ổn định với tổng số 731 trường, 11.088 lớp, 300.187 học sinh cụ thể:
Bậc học mầm non: có 240 trường (tăng 1 trường), 3.169 nhóm-lớp (tăng 162 nhóm-lớp) với 93.251 trẻ (tăng 1.777 trẻ) so với năm học 2017 – 2018, huy động lứa tuổi nhà trẻ ra lớp 11.057 cháu đạt 31%; lứa tuổi mẫu giáo 81.744 cháu đạt 98.7%.
Tiểu học: Có 232 trường (giảm 2 trường), 3.931 lớp (tăng 235 lớp), với 128.184 học sinh (tăng 12.518 em) so với năm học 2017 – 2018; số học sinh vào lớp 1 là 35.307 em đạt tỉ lệ huy động 100%, không có học sinh bỏ học.
THCS: Có 211 trường (giảm 4 trường), 2.154 lớp (dảm 78 lớp), với 79.241 học sinh (dảm 1.393 học sinh) so với năm học 2017 - 2018, số học sinh vào đầu cấp là 25.396 đạt tỉ lệ 100%, có 48 học sinh bỏ học.
TTGDTX: Có 8 trường, 35 lớp (tăng 17 lớp), với 2234 học sinh, (tăng 650 học sinh) so với năm học 2017-2018.
THPT: Có 39 trường, 1026 lớp, 42.571 em, số học sinh trúng tuyển vào lớp 10 là 15.446 em (đủ chỉ tiêu), số học sinh bỏ học 79 học sinh, tỉ lệ 0,16%
100% xã, phường, thị trấn đều có TTHTCĐ, toàn vùng có 217 TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả, có trên 280 nghìn lượt học viên theo học với nội dung chương trình phong phú góp phần nâng cao nhận thức, trình độ KHKT, phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp, hiện đại hóa.
2.2. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị trường học; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục trong vùng luôn được các địa phương tăng cường, bổ sung  từ nhiều nguồn kinh phí, trong đó có nguồn kinh phí ngân sách địa phương, các chương trình dự án và nguồn XHH giáo dục. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu tốt cho UBND huyện, thị xã, thành phố trang bị cho các trường các phòng chức năng và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy.
 Đến nay, toàn vùng ven biển, thị xã, thành phố có 10.070 phòng học (tăng 301 phòng); trong đó số phòng học kiên cố là 9.121 đạt tỉ lệ 90,05% (tăng 1.5% so với năm học 2017-2018). Cụ thể:
 Khối Mầm non có 2657 phòng học, trong đó phòng học kiên cố 2208, bán kiên cố 312, phòng học tạm mượn, thiếu là 231.
 Khối Tiểu học có 3741 phòng học, trong đó: phòng kiên cố 3445, bán kiên cố: 294, phòng mượn, tạm, thiếu là 7 phòng.
 Khối THCS có 2235 phòng học, trong đó: phòng kiên cố 2157, bán kiên cố: 80, không có phòng học tạm, mượn.
Các trường TH&THCS có 100 phòng học, trong đó kiên cố 100, không có phòng bán kiên cố.
Khối THPT có 1.231 phòng học, trong đó: phòng kiên cố 1.150, bán kiên cố: 81 phòng; có 175 phòng bộ môn và 22 nhà đa năng.
Khối TTGDTX có 106 phòng học, trong đó: phòng kiên cố 61, bán kiên cố 39. 
     Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia trong vùng đã có nhiều chuyển biến tốt, tỉ lệ trường đạt chuẩn ngày càng cao. Toàn vùng có 562/731 trường đạt chuẩn Quốc gia (đạt tỉ lệ 76,90%), tăng 31 trường so với năm học trước. Nhiều huyện, thị có tỉ lệ cao như: Bỉm Sơn (80.00%), Hoàng Hóa (93.7%), Quảng Xương (90.00%), Nga Sơn (85,54%)...
2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
Năm học 2018 - 2019, các phòng GD&ĐT thực hiện nghiêm túc việc rà soát sắp xếp, bố trí đội ngũ theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên theo hướng đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu bộ môn, đảm bảo chuẩn về trình độ. Tất cả các huyện, thị, thành phố đã triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, tham gia và tổ chức tốt các lớp chuyên đề do Sở và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông; chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học và THCS, THPT theo hướng dẫn mới của Bộ GD&ĐT.
Trong năm học, toàn ngành đã thực hiện kịp thời và đúng quy định về chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, phối hợp tốt với các phòng chức năng tham mưu cho UBND các huyện, thị, thành phố thực hiện đủ chế độ theo quy định hiện hành; đồng thời chấn chỉnh việc thực hiện giờ dạy trên lớp và nhiệm vụ của CBQL trường học theo quy định.
Các phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Công văn số 9656/UBND-VX ngày 26/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc sắp xếp, bố trí, điều động cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập nhằm giảm thiểu tình trạng thừa, thiếu cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các cấp học, bậc học.
Năm học 2018- 2019, các huyện thị xã, thành phố ven biển có 19.523 cán bộ giáo viên, nhân viên, cụ thể:
Mầm non: Tổng số 5.529 (trong đó CBQL: 596, GV: 4465, NV: 234) đạt chuẩn 100%, trên chuẩn: 3940 đạt tỉ lệ 79.7%, thiếu 727 giáo viên.
Tiểu học: Tổng số 6.022 (trong đó CBQL: 511, GV: 5.061, NV: 396) đạt chuẩn 100%, trên chuẩn: 5480 đạt tỉ lệ 90.9%, thiếu 846 giáo viên.
THCS: Tổng số 5218 (trong đó CBQL: 420, GV: 4370, NV: 392) đạt chuẩn 100%, trên chuẩn: 4172 đạt tỉ lệ 79.9%.
TTGDTX: Tổng số 166 (trong đó CBQL: 17, GV: 125, NV: 20) đạt chuẩn 100%, trên chuẩn: 10 đạt tỉ lệ 6.02%, thiếu 12 giáo viên.
THPT: Tổng số 2588, trong đó 2236 trong biên chế, có trình độ trên chuẩn 679 người, tỉ lệ 30.4%.
Có 524 cán bộ, giáo viên được cử đi học nâng cao trình độ và hơn 8.000 lượt giáo viên tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, nhiều đơn vị số cán bộ, giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt tỉ lệ cao như: Hậu Lộc, Quảng Xương, Sầm Sơn, TP Thanh Hóa., Nga Sơn...
2.4. Chất lượng giáo dục
Tiếp tục thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT; thực hiện chương trình giảm tải do Bộ GD&ĐT triển khai. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 5105/CT-BGDĐT ngày 03/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy thêm học thêm và Giao lưu học sinh giỏi tiểu học.
Các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT đã đưa ra nhiều giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng giáo dục. Nâng cao chất lượng dạy và học, nâng bậc học sinh yếu kém, có biện pháp cụ thể giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng học sinh giỏi, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn.
Triển khai thực hiện kế hoạch Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo theo hướng “4 tốt”: “Đạo đức tốt; văn hóa tốt; ngoại ngữ tốt; kĩ năng sống tốt”. Trong đó trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học phát triển phẩm chất và năng lực người học. Tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao ý thức tự học của học sinh theo tinh thần đổi mới dạy học theo phương pháp nghiên cứu bài học. Đa dạng hóa các hình thức dạy học; tăng cường các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức vào thực tế. Tiếp tục triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm bắt đầu từ lớp 3.
            Kết quả chất lượng giáo dục toàn diện:
- Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bậc học mầm non: 89.101 trẻ phát triển bình thường về chiều cao cân nặng, tỉ lệ 95,55 %;  327 trẻ béo phì, tỉ lệ 0,35 %; Trẻ thấp còi 3.823, tỉ lệ 4,1 %; Có 32.462 trẻ mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình, đạt tỉ lệ 100%.
- Bậc tiểu học:
Các chỉ tiêu về phẩm chất: Xếp loại đạt trở lên: 75.913 em, tỉ lệ  99,57%; xếp loại cần cố gắng: 328 em, tỉ lệ 0,43%.
Các chỉ tiêu về năng lực: Xếp loại đạt trở lên:75.616 em, tỉ lệ 99,18%; Loại cần cố gắng: 625 em, tỉ lệ 0,82%.
Hoàn thành và hoàn thành tốt chương trình môn Toán 73.801em, tỉ lệ 96,8%, chưa hoàn thành 2.440 em, tỉ lệ 3,2 %.
Hoàn thành và hoàn thành tốt chương trình môn Tiếng Việt 74.640 em, tỉ lệ 97,9%, chưa hoàn thành 1.601em, tỉ lệ 2,1 %.
- Bậc THCS:
Hạnh kiểm: Khá, tốt 73.954 em, tỉ lệ 97,03%; Trung bình 1.982 em, tỉ lệ  2,57%; Yếu 305 em, tỉ lệ 0.4%, dảm 97 em.
Học lực: Khá, giỏi: 39.645 em, tỉ lệ 52.1%; Trung bình 33.012 em, tỉ lệ 43,3%; Yếu, kém 3.583 em, tỉ lệ 4,7%.
- THPT:
Hạnh kiểm: Khá, tốt 40484 em, tỉ lệ 95%; Trung bình 1516 em, tỉ lệ 3,75%; Yếu 452 em, tỉ lệ 1,06%.
Học lực: Khá, giỏi: 30199 em, tỉ lệ 71%; Trung bình 11472 em, tỉ lệ 27,02%; Yếu, kém 781 em, tỉ lệ 1,84 %.
- Kết quả tham gia các kỳ thi, hội thi cấp tỉnh, quốc gia, khu vực, quốc tế
+ Hội thi “Bé khoẻ, bé tài năng cấp tỉnh” bậc học mầm non, toàn vùng đạt 48 giải, gồm: 6 giải nhất, 8 giải nhì, 21 giải ba và 13 giải khuyến khích, có thành tích nổi bật tại hội thi là các Phòng GD&ĐT Thành phố, Bỉm Sơn, Quảng xương...
+ Hội thi “Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông” cho học sinh tiểu học cấp tỉnh năm học 2018-2019, số giải đạt được 80 giải, trong đó có 2 giải nhất, 14 giải nhì, 22 giải ba và 42 giải khuyến khích, những đội có thành tích tốt nhất khối thi đua gồm Phòng GD&ĐT Thành Phố, Nga Sơn, Sầm Sơn…
+ Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh lần thứ 6, khối PGD&ĐT các huyện, TX,TP ven biển có 4 Phòng GD&ĐT tham gia gồm: Hoằng Hoá, Thành Phố, Quảng Xương, Hậu Lộc; số giải đạt được: 7 giải, gồm 1 nhất, 2 nhì, 1 ba, 3 khuyến khích.
+ Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh và truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hoá năm 2018, khối Phòng GD&ĐT đạt 98 giải, trong đó: 3 nhì, 13 ba, 83 khuyến khích, các phòng GD&ĐT có nhiều giải cao gồm Phòng GD&ĐT Thành Phố, Tĩnh Gia, Hoằng Hoá…
+ Kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 9 cấp tỉnh, toàn vùng thi đua có 719 học sinh tham gia, đạt 445 giải, trong đó: 24 nhất, 97 nhì, 150 giải ba, 174 khuyến khích, là vùng thi đua có thành tích tốt nhất tỉnh, nổi bật là các huyện Hoằng Hoá, TP.Thanh Hoá, Quảng Xương, Hậu Lộc…
+ Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, toàn khối có 12.407 học sinh của 38 trường THPT tham gia, điểm bình quân 19,08 điểm, số học sinh đạt từ 26 điểm trở lên là 21 em; Các trường đứng trong tốp đầu toàn tỉnh là THPT Lam Sơn, Hàm Rồng, Bỉm Sơn, Hậu Lộc 1, Tĩnh Gia 2…
+ Kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hoá THPT cấp tỉnh năm học 2018-2019: có 756 giải / 1.321 học sinh tham gia, đạt 57,23%; những trường đứng trong tốp đầu toàn tỉnh là THPT Quảng Xương 1, Chuyên Lam Sơn, Hậu Lộc 1, Lương Đắc Bằng, Hàm Rồng, Bỉm Sơn; có 3 trường đạt chỉ tiêu được giao là THPT Lương Đắc Bằng, Ba Đình, Tĩnh Gia 1.
+ Thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế:
Trong kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa, khối thi đua có 64 giải tăng 01 giải so với năm học trước; trong đó có 07 giải Nhất, 17 giải Nhì, 16 giải Ba, 24 giải Khuyến khích
2.5. Việc tổ chức triển khai, thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động; thực hiện việc phát hiện, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt
Ngay từ đầu năm học các phòng GD&ĐT, các trường THPT đã triển khai đồng bộ, đúng quy định tạo không khí thi đua sôi nổi trong các phong trào thi đua và đã có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2018-2019. Phong trào thi đua đã được tổ chức sâu rộng, đổi mới nội dung, hình thức phát động thi đua, bám sát với thực tiễn. Các phong trào thi gắn với cuộc vận động " Học tập và làm theo theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; tổ chức tốt phong trào thi đua "Dạy tốt- học tốt"; tổ chức phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức các Hội thi, giao lưu cho giáo viên nhân dịp các ngày kỉ niệm, các ngày lễ lớn trong năm…
Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua: “Xây dựng Trường học thân thiện, Học sinh tích cực”, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT đã tập trung triển khai nhiều biện pháp chỉ đạo, phấn đấu 100% các cơ sở GD có nguồn nước sạch, có công trình vệ sinh hợp vệ sinh. Các cơ sở giáo dục đã xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, giữa cán bộ giáo viên với học sinh..., xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ quan; tổ chức chăm sóc các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương, tổ chức đánh giá việc thực hiện xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các trường đã tạo ra cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; lựa chọn và tổ chức cho các em các trò chơi dân gian vào các hoạt động đạt hiệu quả cao.
Các Phòng GD&ĐT, các trường THPT đã triển khai thực hiện Chỉ thị 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” tập trung vào việc làm theo gương của Bác, mỗi nhà giáo và CBQLGD có một đổi mới trong dạy - học hoặc quản lí giáo dục, mỗi cơ sở giáo dục đăng ký các nội dung trọng tâm, đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ năm học. Các đơn vị đã lựa chọn những việc làm cụ thể, thiết thực, nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được lồng ghép vào các hoạt động hợp lí, có hiệu quả.
Thực hiện tốt Quyết định 488/2014/QĐ-UBND tỉnh Thanh Hoá về công nhận các danh hiệu kiểu mẫu năm 2019, các Phòng GD&ĐT, các trường THPT đã triển khai đầy đủ nội dung các tiêu chuẩn, tiêu chí hướng dẫn các cá nhân, tập thể đăng ký các danh hiệu kiểu mẫu từ đầu năm từ đó lập kế hoạch thực hiện, tổ chức bình xét vào cuối năm và đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận các danh hiệu kiểu mẫu.  
Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đã được Bộ trưởng phát động trong toàn ngành nhằm phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong ngành Giáo dục…
Công tác nghiê cứu khoa học và SKKN được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, năm học 2018-2019 toàn vùng thi đua có hơn 2.800 SKKN của cán bộ, giáo viên, nhân viên được chấm và xếp loại, nhiều SKKN có chất lượng, mang tính thực tiễn cao được đưa vào áp dụng trong các cơ sở giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các đơn vị.
          III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
          1. Ưu điểm
Năm học 2018- 2019 ngành GD&ĐT tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo có hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự đồng tình ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể chính trị- xã hội trên địa bàn; sự phối hợp tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ; sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn ngành đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo.
Quy mô trường lớp đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân; các điều kiện bảo đảm cho phát triển giáo dục được các nhà trường quan tâm; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo tốt hơn công tác xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục.
Hoạt động đổi mới công tác quản lý luôn được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên. Công tác kiểm tra trường học luôn được tăng cường. Phòng GD&ĐT các huyện, thị, thành phố đã chỉ đạo, xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, thực hiện nghiêm túc công tác công khai và quy chế dân chủ trong trường học; các hoạt động kiểm tra chuyên đề theo đúng quy định hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Qua hoạt động công tác kiểm tra đã đánh giá thực chất công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, đánh giá được những tích cực, những ưu điểm để phát huy, nhân rộng những điển hình, đồng thời chỉ đạo uốn nắn kịp thời những lệch lạc yếu kém, đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục tồn tại yếu kém trong quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục.
Các cuộc vận động và phong trào thi đua luôn được các nhà trường chỉ đạo thống nhất trong năm học, có nhiều nội dung, hình thức hoạt động phong phú, hiệu quả, phát huy được tiềm năng sáng tạo của đội ngũ trong các hoạt động giáo dục. Hoạt động nhân đạo, công tác đền ơn, đáp nghĩa luôn được quan tâm; cuộc vận động chia khó với vùng cao được cụm đồng tình ủng hộ.
Chất lượng giáo dục tiếp tục có bước phát triển vững chắc, ổn định và toàn diện. Kết quả thực hiện các cuộc thi các cấp được giữ vững; 100% các trường, cơ sở giáo dục thực sự quan tâm đầu tư, tập trung giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi.
          2. Hạn chế:
Công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn chậm; hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn ở một số đơn vị trường học còn hạn chế; một số giáo viên chưa thực sự tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chưa chịu khó tích cực trong ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo trong học sinh, hiệu quả chất lượng giảng dạy chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của xã hội. Đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng (giáo viên MN,TH) và chưa hợp lý về cơ cấu ở bậc THCS và THPT.
Công tác quy hoạch, cải tạo khuôn viên nhà trường theo hướng xanh, sạch, đẹp ở một số trường chưa thực sự được chú ý. Công tác chỉ đạo các hoạt động giáo dục NGLL hiệu quả còn thấp; trong tổ chức các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích cho học sinh, thực hiện ATGT, VSMT còn có mặt hạn chế.
Về cơ sở vật chất và các điều kiện đáp ứng nhiệm vụ năm học, các cơ chế chính sách tác động đến giáo dục: kinh phí xây dựng bổ sung cơ sở vật chất cho các xã, phường, thị trấn thực hiện mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia còn ít.
Một số trường học, cơ sở giáo dục còn để xảy ra tình trạng huy động xã hội hóa giáo dục chưa đúng quy trình, công tác quản lý thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm vẫn chưa triệt để.
          IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Sau mỗi kỳ thi, cuộc thi, đợt thi đua… đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo gửi số liệu tổng hợp chi tiết về các đơn vị, đặc biệt gửi về trưởng khối thi đua làm cơ sở để các đơn vị tự đánh giá và tham gia đánh giá các đơn vị khác trong khối.
          - Đề nghị Sở GD&ĐT bình xét nhì khối đối với những khối, cụm có các trường THPT có vị thế hàng đầu nhiều năm nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị khác có cơ hội đề xuất các hình thức khen thưởng cao.
         
 
Nơi nhận:                                                                       
- Sở GD&ĐT (b/c);
- Các PGD&ĐT trong khối;                                                                      
- Lưu: PGDĐT.
 
TM. VÙNG THI ĐUA
TRƯỞNG KHỐI
 
 
 
 
 
TRƯỞNG PHÒNG GD&ĐT
HUYỆN TĨNH GIA
Vũ Thị Thanh Vân
60429026_2128814893914183_3125378629635145728_n.jpg
 

Lịch công tác