Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
413753

Kế hoạch chiến lược xây dựng, phát triển sự nghiệp giáo dục trường THPT Tĩnh Gia 2 giai đoạn 2014-2018, tầm nhìn đến 2020

Đăng lúc: 08:18:47 07/02/2017 (GMT+7)

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2014- 2018, tầm nhìn đến năm 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THPT Tĩnh Gia 2 là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường THPT xây dựng ngành giáo dục Tĩnh Gia phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Tĩnh Gia ngang tầm với các trường trong tỉnh.

 KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 2 GIAI ĐOẠN 2014-2018, TẦM NHÌN ĐẾN 2020

 

 

     Trường THPT  Tĩnh Gia 2 được thành lập năm 1967, được tách ra từ trường THPT Tĩnh Gia 1 theo Quyết định của Chủ tịch UBHC tỉnh Thanh Hóa. Ra đời trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ, hơn bốn mươi lăm năm qua trường THPT Tĩnh Gia 2  đã đi qua những chặng đường  đầy thử thách, khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều điển đáng tự hào. Những kết quả mà nhà trường đạt được đã chứng minh điều đó. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã và đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh huyện Tĩnh Gia.

 

     Những căn cứ cơ sở pháp lí để xây dựng chiến lược phát triển của trường trong giai đoạn 2014-2018:

     - Thông báo 242-TB/TW ngày 15 tháng 04 năm 2009 và Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020.

     - Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

     - Nghị quyết số 40/2000 QH về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

     Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2014- 2018, tầm nhìn đến năm 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THPT Tĩnh Gia 2 là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường THPT xây dựng ngành giáo dục Tĩnh Gia phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Tĩnh Gia ngang tầm với các trường trong tỉnh.

Anh GV Tg2.png

I. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

1. Đặc điểm tình hình

     Trường được thành lập năm 1967 theo Quyết định số 464 TCHC/QĐ ngày 9 tháng 3 năm 1967 của chủ tịch UBHC tỉnh Thanh Hoá, trước kia có nhiệm vụ đào tạo  học sinh cấp THPT cho 12 xã, hiên tại có nhiệm vụ đào tạo  học sinh cấp THPT cho 6 xã phía bắc. Trường đã trải qua 5 lần di chuyển địa địa điêm, hiện tại đóng tại xã Triêu Dương huyện Tĩnh Gia.

2. Cơ cấu tổ chức

      -  Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 85; trong đó: BGH: 2, Giáo viên: 74, nhân viên hành chính: 6 và hợp đồng bảo vệ, lao công: 3

     - Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 17 CBGV có bằng thạc sĩ.

2.1. Ban giám hiệu: hiện tại có 2 người, một nam một nữ và đều đã có bằng Thạc sĩ.

2.2. Tổ chuyên môn: có 7 tổ chuyên môn và một tổ Văn phòng.

     - Tổ Toán-Tin: Có 16 giáo viên, trong đó có 9 giáo viên nữ; có 3 giáo viên có trình độ trên chuẩn.

     - Tổ Lý- Công nghệ: Có 9 giáo viên, trong đó có  4 giáo viên nữ; có 3 giáo viên có trình độ trên chuẩn và hai giáo viên đang đi học cao học

     - Tổ Hóa- Sinh: Có 13 giáo viên, trong đó có 9 giáo viên nữ; có 3 giáo viên có trình độ trên chuẩn.

     - Tiếng Anh: Có 8 giáo viên, trong đó có 6 giáo viên nữ; có 2 giáo viên có trình độ trên chuẩn.

     - Tổ Văn: Có 10 giáo viên, trong đó có 9 giáo viên nữ; có 2 giáo viên có trình độ trên chuẩn.

     - Tổ Sử- Địa- Công dân: có 14 giáo viên, trong đó có 11 giáo viên nữ; có 2 giáo viên có trình độ trên chuẩn.

     - Tổ Thể dục - Quốc Phòng: Có 6 giáo viên, trong đó có 1 giáo viên nữ.

     - Tổ Văn phòng:  Có 9 công nhân viên, trong đó có 4 nữ, 7 nhân viên hợp đồng.

2.3 Các tổ chức Đảng, đoàn thể:

     - Tổ chức Đảng: Đảng bộ có 4 Chi bộ, gồm 57 đảng viên.

     - Công đoàn: có 8 tổ công đoàn sinh hoạt theo tổ chuyên môn.

     - Đoàn thanh niên: có 35 chi đoàn : 1 chi đoàn giáo viên, 34 chi đoàn học sinh, gồm : 782 đoàn viên.

     - Hội Chữ thập đỏ: có 32 chi hội.

     - Ban Đại diện cha mẹ học sinh: có 1 Ban thường trực, 34 Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp.

II. Những thuận lợi và khó khăn, hạn chế

II.1 Thuận lợi

      Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Tĩnh Gia, đặc biệt là Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, trải qua 47 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã đạt được ghi nhận và tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương lao động hạng 3 năm 1997, Huân chương lao động hàng nhì năm 2007 và nhiều bằng khen, giấy khen khác.

    - Ban giám hiệu có 2 người đều là Thạc sĩ, có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

     - Đội ngũ cán bộ, giáo viên (gồm 74 giáo viên, 100% đạt chuẩn về trình độ đào tạo), công nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường và mong muốn nhà trường phát triển.

      - Nhân viên hành chính: có 6 người, trong đó có 2 cử nhân. Nhân viên đều được bố trí công việc đúng chuyên môn được đào tạo.

     Chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể trong những năm qua đã tạo nên vị thế và "thương hiệu" của nhà trường; Cấp ủy, chính quyền, phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương tin tưởng và ủng hộ nhà trường.

     - Những kết quả đã đạt được của nhà trường có thể chưa cao so với nhiều trường trong tỉnh đồng hạng như Hậu lộc 2; Hoằng Hóa 2, nhưng trong điều kiện cụ thể của địa phương và nhà trường thì những kết quả đó là sự khảng định trên thực tế những nỗ lực to lớn của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, phụ huynh học sinh và nhân dân luôn ghi nhận điều đó.

     - Trong 5 năm liên tục từ 2008 đến 2013, trường THPT Tĩnh Gia 2 luôn phát triển theo xu thế đi lên và giữ vững vị trí dẫn đầu khối các trường THPT huyện Tĩnh Gia trên tất cả các chỉ số: Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT, thứ bậc kết quả thi học sinh giỏi Tỉnh và điểm trung bình các lượt thi đại học của học sinh (Theo thống kê của cục khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ GD & ĐT).

II.2 Khó khăn, hạn chế

     - Điểm khó khăn lớn nhất của nhà trường hiện nay là cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu và quá lạc hậu:

     + Trường hiện tại có 36 phòng học/ 34 lớp (năm học 2013-2014). Trong đó có 06 phòng nhà cấp 4 (nhà D) lợp mái tôn chất lượng thấp; 06 phòng (nhà C) xây dựng từ năm 1990, nay đã xuống cấp, hư hỏng và kém an toàn.

     + Hệ thống các thiết bị điện trong các phòng học, phòng làm việc của cán bộ giáo viên và học sinh đều còn thiếu, cũ, chất lượng thấp (trừ nhà A,12 phòng mới được bàn giao).

     + Hệ thống các phòng chức năng: Thư viện, thí nghiệm, phòng học thực hành còn thiếu; nhà tập đa năng, phòng làm việc của các tổ chuyên môn... đều chưa có.

     - Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tuy đã được cải thiện và vươn lên dẫn đầu huyện Tĩnh Gia, nhưng so với yêu cầu của xã hội và mặt bằng chung của toàn tỉnh, toàn quốc thì vẫn còn một khoảng cách rất xa.

     - Đời sống của một bộ phận cán bộ giáo viên, nhất là giáo viên trẻ, giáo viên các bộ môn nhìn chung còn rất khó khăn.

III. Xác định các vấn đề ưu tiên

     - Do sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội, nhu cầu giáo dục chất lượng cao và ngày càng tăng.

     - Do yêu cầu chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được chiến lược đổi mới giáo dục.

     - Do yêu cầu về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

Nên nhà trường các vấn đề được ưu tiên là:

     - Nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

     - Tích cực tham mưu, đề xuất với Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, UBNN huyện Tĩnh Gia và thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa nhằm từng bước cải thiện và nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường, tiến tới xây dựng trưởng chuẩn Quốc gia.

     - Áp dụng các chuẩn đánh giá CBQL - GV- NV và các tiêu chí kiểm định chất lượng trường học để xác định mức độ phát triển, tiến bộ về kết quả của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy, giáo dục học sinh. Từ đó đề ra những giải pháp khả thi thúc đẩy nhà trường phát triển đúng hướng.

     - Tổ chức linh hoạt, đa dạng các hoạt động tập thể. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của của học sinh. Thực hiện dạy chữ đi đôi với dạy người.

IV. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

1. Tầm nhìn

     Là trường THPT có "thương hiệu" của huyện Tĩnh Gia, là nơi học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới tiên tiến và xuất sắc. Từ nay đến năm 2018 xây dựng được trường THPT Tĩnh Gia 2 thành trường Chuẩn quốc gia.

2. Sứ mệnh

     Tạo dựng được môi trường học tập nề nếp, kỉ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường

     - Tình đoàn kết                                 - Lòng nhân ái.

     - Tinh thần trách nhiệm.                   - Sự hợp tác.

     - Lòng tự trọng                                 - Tính sáng tạo.

     - Tính trung thực.                             - Khát vọng vươn lên.

V. MỤC TIÊU,  CHỈ TIÊU, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

1. Mục tiêu

     Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, phù hợp với xu thế phát triển của tỉnh và các trường trong vùng đồng bằng ven biển.

2. Những chỉ tiêu, biện pháp thực hiện

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên

     - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lí, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, xuất sắc trên 90%.

     - 100% CBGV sử dụng thành thạo máy tính.

     - Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trên 50% .

     - Có trên 25% cán bộ quản lí và giáo viên có trình độ sau Đại học.

2.2. Học sinh

     - Qui mô:

     + Lớp học: từ 30-36 lớp.

     + Học sinh: 1350 đến 1620 học sinh.

     - Chất lượng học tập:

     + Trên 40% học lực khá, giỏi (5% học lực giỏi)

     + Tỉ lệ học sinh có học lực yếudưới 2%,  không có học sinh học lực kém.

     + Kết quả thi học sinh giỏi cấp Tỉnh xếp trong tốp 20. (Những năm qua giao động từ 30 đến 14)

     - Hạnh kiểm, kỹ năng sống :

     + 95% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt.

     + 100% học sinh được giáo dục các kỹ năng sống cơ bản, tích cực  tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

2.3. Cơ sở vật chất

 2.3.1. Cơ sở vật chất hiện tại

     - Tổng diện tích nhà trường hiện có là 25500 m2, đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khuôn viên nhà trường đảm bảo xanh - sạch - đẹp, có tường rào bao quanh đảm bảo an toàn.

     - Năm 2012 nhà trường được đầu tư xây dựng nhà A gồm 2 tầng 12 phòng học và cho đến thời điểm này nhà trường đã có đủ phòng học cho học sinh học một ca.

      - Phòng học: có 36 phòng học đảm bảo đủ phòng học đủ cho học 1 ca, các phòng học được treo khẩu hiệu về dạy - học, nội quy học sinh... bàn ghế tại các lớp học cơ bản đạt chuẩn quy định về kích thước, toàn bộ khu lớp học được trang bị bảng từ chống lóa, chậu nước rửa tay cho giáo viên, bình uống nước...

     - Phòng học bộ môn: có 4 phòng học bộ môn có lắp đặt máy chiếu Projector. gồm 1 phòng học bộ môn Lý - công nghệ, 1 phòng học Hóa - Sinh, 1 phòng học Tin học, 1 phòng học tiếng đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định về phòng học bộ môn.

     - Khu phục vụ học tập

     +Thư  viện có tổng diện tích mới chỉ 40 m2  có SGK, tài liệu tham khảo. Thư viện chưa có chỗ ngồi cho học sinh và giáo viên, mới chỉ đủ diện tích để sách.

     + Phòng truyền thống: có tổng diện tích khiêm tốn 36 m2

    + Khu luyện tập TDTT: chưa có nhà tập đa năng. Có sân cho học sinh học thể dục và Quốc phòng với diện tích 5500 m2.

     + Nhà bóng bàn: có diện tích 48 m2.

        Nhà hiệu bộ: Phòng họp có diện tích 120 m2 được bố trí máy Projector; có đủ phòng làm việc cho BGH, kế toán và thủ quỹ, Đoàn thanh niên, văn thư. Có 02 phòng cho các tổ khối Hành chính.

      - Phòng y tế: trang bị đủ các thiết bị cần thiết, có  nhân viên y tế học đường phụ trách.

     -  Khu sân chơi: đảm bảo tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp.

     -  Khu vệ sinh: được bố trí hợp lý, có khu dành riêng cho giáo viên.

     -  Khu xử lý rác thải trong trường: được bố trí xa nơi hoạt động của giáo viên và học sinh, đảm bảo vệ sinh môi trường.

     - Nhà để xe của giáo viên và học sinh:  Nhà để xe của học sinh đảm bảo theo quy định; Nhà để xe của giáo viên cơ bản đã đáp ứng yêu cầu.

    - Phòng máy tính Internet: Có 2 phòng học vi tính dành cho học sinh, mối phòng 16 máy. Có phòng vi tính dành cho giáo viên, đầy đủ cho mối tổ một máy tính có nối mạng Internet.

2.3.2. Nhiệm vụ trong tâm

a.Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường lớp

     - Chủ động tham mưu xây dựng CSVC trường lớp, kết hợp nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước với các nguồn huy động hợp pháp khác, ưu tiên hiện đại hoá thiết bị dạy học, nhất là thiết bị dạy Tin học, Ngoại ngữ.

     - Duy trì hoạt động dụng các thiết bị dạy học.

     - Thực hiện tốt việc bảo quản các TBDH, sửa chữa kịp thời những hư hỏng, tăng cường giáo dục ý thức cho học sinh về giữ gìn tài sản của nhà trường đồng thời xử lý nghiêm minh những em vi phạm. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm kê tài sản cuối năm.

     - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn Quóc Gia.

          - Tăng cường quản lý việc bảo quản, sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học trong nhà trường, thường xuyên kiểm tra sổ ghi chép tài sản, sổ mượn và sử dụng thiết bị, đồ dùng. Có cơ chế khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên làm đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác tốt hơn thiết bị dạy học. Xây dựng phòng thực hành thí nghiệm thành phòng học bộ môn theo quy định về phòng học bộ môn QĐ số 37/2008/QĐ-BGD & ĐT ngày 16/7/2008 của Bộ GD-ĐT.

     -  Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện vậy cần đáp ứng đủ và kịp thời về mọi trang thiết bị- cơ sở vật chất trong nhà trường.

     -  Tích cực đầu tư xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn theo Quy chế hoạt động thư viện trường học ban hành theo Quyết định số 01/2003/BGD của Bộ GDDT, chú ý bổ sung thêm những tài liệu tham khảo phục vụ cho việc đổi mới và yêu cầu chuyên môn.

     -  Phát huy hiệu quả phong trào thi đua "Xây dung trường học thân thiện, học sinh tích cực" vào việc tạo một bước chuyển biến rõ rệt của nhà trường trong việc xây dung, cải tạo cảnh quan, nhà vệ sinh...để thực sự đạt tiêu chuẩn xanh- sạch - đẹp, an toàn theo Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế và các tiêu chí cụ thể đã xác định tại công văn hướng dẫn đánh giá phong trào.

     -  Tiếp tục rà soát, xây dựng và thực hiện các chuẩn về cơ sở vật chất của nhà trường.

b. Tiếp tục đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

     - Tiếp tục rà soát các điều kiện đối chiếu với quy định mới tại thông tư số: 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010 về việc ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia để khảng định những mặt mạnh, chỉ ra những hạn chế cần quan tâm giải quyết ; xác định kế hoạch, lộ trình thực hiện công tác xây dung trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2014 - 2018 và giai đoạn sau 2018.

     - Mua sắm và từng bước hoàn thiện trang thiết bị, giám sát xây dựng trường  để đáp ứng đủ phòng học theo quy mô hiện tại.

     -  Quan tâm việc duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp và phát huy tối đa điều kiện về cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

c. Nâng cao trình độ về công tác quản lý Tài sản CSVC

     -  Nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về CSVC - TBDH.

     - Xây dung kế hoạch sử dụng hợp lý, hiệu quả CSVC hiện có.

     - Đổi mới công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường nguồn lực trên nguyên tắc đồng thuận, công khai, minh bạch, rõ hiệu quả, phù hợp sức dân.

     - Đầu tư CSVC có trọng tâm, trọng điểm, quan tâm đầu tư CSVC phục vụ dạy và học.

     -  Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn chỉ đạo về xây dựng và quản lý CSVC trong trường học theo hướng chuẩn quốc gia nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

     - Thu thập các tài liệu về công tác quản lý giáo dục để cập nhật kiến thức quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học.

     - Tham gia tập huấn các chuyên đề các báo cáo về công tác quản lý nhà nước để không ngừng nâng cao trình độ quản lý.

     -  Tham khảo và học tập các mô hình trường điển hình để vận dụng phù hợp với hoàn cảnh của trường THPT Tĩnh Gia 2.

     -  Nắm vững cơ sở pháp lý khoa học để chỉ đạo cơ sở vật chất và TBDH. Đặc biệt các văn bản hiện hành.  Phân tích nội dung về cơ sở vật chất, biết dự báo, dự tính để có tham mưu kịp thời như quy cách phòng thực hành, lớp học, thư viện, dụng cụ thí nghiệm, sử dụng điện , nước và kinh phí mua sắm các TBDH.

d. Lập kế hoạch về cơ sở vật chất và Thiết bị  dạy học (TBDH).

      - Căn cứ vào thực tế của nhà trường trong từng thời điểm. Căn cừ vào yêu cầu dạy và  học, điều kiện khách quan để xây dựng kế hoạch hợp lý, khả thi về cơ sở vật chất và TBDH.

     -  Tham mưu lập kế hoạch xin cấp kinh phí để đáp ứng việc mua sắm CSVC và TBDH kể cả thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục hoặc tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài. Vận động hội phụ huynh và cựu học sinh đóng góp kinh phí  xây dựng khuôn viên trường học.

      - Tăng cường phòng học, phòng bộ môn, các phòng chức năng với đầy đủ tiện nghi và các trang thiết bị thích hợp với yêu cầu đổi mới quản lý và giảng dạy. Để đảm bảo yêu cầu giáo dục thể chất trong nhà trường, tiến tới xây dựng trường chuẩn quốc gia, nhà trường xây dựng chiến lược xin hỗ trợ kinh phí từ Tỉnh, Huyện xây dựng nhà tập đa năng.

     - Tiếp tục duy trì việc chăm sóc, tôn tạo khuôn viên nhà trường thực sự "Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn, thân thiện"

     - Đảm bảo định mức mua sắm TBDH, sách giáo khoa, phương tiện kĩ thuật, vật tư theo đúng hướng dẫn của Sở tài chính - Vật giá và Sở Giáo dục và đào tạo. Tu sửa và nâng cấp trang thiết bị dạy học. Thay thế các thiết bị lạc hậu, không sử dụng được, mua sắm các thiết bị mới, trang bị thêm máy vi tính, máy Projector.

     - Tăng cường quản lý việc bảo quản, sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học, thường xuyên kiểm tra và ghi sổ tài sản, sổ mượn và sử dụng thiết bị, đồ dùng. Có cơ chế khuyến khích khen thưởng, động viên đội ngũ giáo viên làm đồ dùng dạy học. Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sử dụng đồ dùng dạy học. Sắp xếp ngăn lắp, khoa học đồ dùng thiết bị tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên có thể mượn thiết bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học góp phần làm sinh động, hấp dẫn các tiết dạy trên tất cả các bộ môn.

     - Tiếp tục đầu tư cho thư viện để có đủ sách, tài liệu phục vụ cho hoạt dộng dạy và học góp phần cải thiện chất lượng trên các mặt trận ôn thi vào Cao đẳng và Đại học.

 e. Công tác thư viên trường học

     - Thực hiện Công văn số: 527/BGD&ĐT-VP ngày 30/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai công tác thư viện trường.

      - Tăng cường bổ sung tài liệu cho thư viện trường học theo danh mục sách dùng cho thư viện trường học (do Bộ phê duyệt, ban hành), xây dung thư viện đạt chuẩn quốc gia theo Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT, xây dung, củng cố tủ sách giáo khoa dùng chung trong nhà trường.

     -  Tham mưu việc sắp xếp và bố trí cán bộ làm công tác thư viện, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ thư viện trường học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

f. Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện

     -  Họp toàn cơ quan để thống nhất quan điểm về công tác xây dựng, công tác bảo quản cơ sở vật chất của nhà trường một cách toàn diện.

     -  Đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban quản lý CSVC và TBDH và xây dựng lịch, phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho các thành viên trong Ban.

     -  Thiết kế xây dựng hệ thống sổ Nhật ký và sổ giao nhận một cách hợp lý và khoa học, có biên bản bàn giao tài sản- CSVC phòng học một cách chi tiết chính xác cho tập thể lớp đang trực tiếp khai thác và sử dụng tài sản của nhà trường.

     -  Phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị trong và ngoài nhà trường để tuyên truyền ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ và gìn giữ tài sản chung.

     -  Chỉ đạo các Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hành, thí nghiệm theo PPCT của Bộ GD & ĐT.

     -  Phát động phong trào góp đầu sách làm phong phú cho thư viện và Hội thi sáng tạo làm đồ dùng dạy học.

     -  Chỉ đạo Tổ bảo vệ phối hợp với công an địa phương, công an khu vực để bảo vệ an ninh, an toàn tài sản, cơ sở vật chất cho nhà trường.

i. Tăng cường biện pháp kiểm tra - đánh giá

     -  Thường xuyên có kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất để đánh giá đúng thực trạng tình hình cơ sở vật chất - TBDH. Đi sâu, đi sát từng bộ phận tránh đơn thuần chỉ nghe một chiều, có biện pháp hoặc giải pháp đề xuất xử lý kịp thời các tình huống xảy ra để đảm bảo tốt việc quản lý tài sản của nhà trường.

     -  Thực hiện quản lý chặt chẽ tài sản theo hiện vật, theo sổ sách ghi chép tài sản, sổ sách cho mượn và sử dụng tài sản, quy trách nhiệm cụ thể tới từng bộ phận quản lý để nâng cao ý thức tự quản của mọi người.

     -  Trong lập trình chu chuyển tài sản cần có kế hoạch kiểm kê định kì, kèm theo việc đánh giá và xử lý biên bản kịp thời.

     -  Có chế độ khuyến khích khen chê chính xác công khai, dân chủ để phát huy tính tích cực, tính tự giác của mọi người. Để từ đó mọi thành viên trong nhà trường cùng tích cực tham gia vào công tác bảo quản tài sản chung của nhà trường ngày càng được nâng cao.

2.4. Hoạt động dạy nghề và giáo dục hướng nghiệp

a. Hoạt động giáo dục nghề phổ thông:

Định hướng

- Khối 11 tham gia học nghề phổ thông: Nghề làm vườn, nghề điện dân dụng, nghề tin học văn phòng.

- Khối 12 tham gia thi chứng chỉ nghề phổ thông.

- Số học sinh đã được cấp chứng chỉ nghề trong năm qua: 99%

Biện pháp thực hiện
+ Sắp xếp lớp, thời gian học:
 - Sắp xếp lớp theo cùng một nghề đã chọn.
 - Dạy nghề phổ thông theo lớp học được thực hiên theo từng học kỳ: học kỳ 1 học buổi chiều, mỗi tuần một buổi 3 tiết; học kỳ 2 đưa vào chính khóa (3 tiết/ tuần)

+ Địa điểm dạy nghề phổ thông:
- Lí thuyết: tại  phòng học của mỗi lớp đối với môn nghề làm vườn và nghề điện;
- Thực hành: nghề tin học phòng bộ môn tin, nghề làm vườn học tại vườn trường, nghề điện dân dụng học tại phòng học bộ môn Lý-công nghệ hoặc phòng học.

b. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp:

      - Các lớp 10, 11, 12: Điều chỉnh thời lượng HĐGDHN thành 9 tiết /năm học sau khi tích hợp đưa sang dạy ở môn Công nghệ và tích hợp đưa sang HĐGDNGLL (do GV môn Công nghệ, GV HĐGDNGLL thực hiện) ở 3 chủ đề sau đây:

"Thanh niên với vấn đề lập nghiệp", chủ đề tháng 3

"Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", chủ đề tháng 9

"Thanh niên với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", chủ đề tháng 12.

2.5 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

     Hoạt động GDNGLL và hoạt động GDHN là các bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường trung học phổ thông. Đó là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp. HĐGDNGLL, GDHN là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp; là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh. HĐGDNGLL, GDHN ở nhà trường THPT nhằm giúp học sinh:

          - Nâng cao hiểu biết về giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại; bổ sung, củng cố, mở rộng kiến thức được học trên lớp; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

          - Củng cố vững chắc các kĩ năng cơ bản được rèn luyện từ lớp, trên cơ sở đó tiếp tục hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

- Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết phân biệt, đánh giá để tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân mình và người khác; hướng tới mục tiêu: chân, thiện, mỹ.

Trong năm học: 18 tiết

 Chủ đề hoạt động tháng 9

Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

2 tiết

 Chủ đề hoạt động tháng 10

Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.

2 tiết

 Chủ đề hoạt động tháng 11

Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.

2 tiết

 Chủ đề hoạt động tháng 12

Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2 tiết

 Chủ đề hoạt động tháng 1

Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

2 tiết

 Chủ đề hoạt động tháng 2

Thanh niên với lý tưởng cách mạng

2 tiết

 Chủ đề hoạt động tháng 3

Thanh niên với vấn đề lập nghiệp

2 tiết

 Chủ đề hoạt động tháng 4

Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác

2 tiết

 Chủ đề hoạt động tháng 5

Thanh niên với Bác Hồ

2 tiết

    

Ngoài ra, có thể lồng ghép một số nội dung giáo dục vào HĐGDNGLL như:

- Giáo dục về Quyền trẻ em.

- Giáo dục phòng chống HIV/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội.

- Giáo dục bảo vệ môi trường.

- Giáo dục trật tự an toàn giao thông.

- Hoạt động hưởng ứng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

- Hoạt động giáo dục phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương.

- Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"

-  Giáo dục phòng chống tác hại của Game online.

Biện pháp thực hiện

 Thành lập Ban chỉ đạo HĐGDNGLL & GDHN

          - Trưởng ban: Ông Lê Quốc Thịnh, Phó Hiệu trưởng

          - Phó trưởng ban: Ông Trịnh Thanh Ngọc, Bí thư Đoàn trường

          -  Và các ủy viên là các giáo viên chủ nhiệm, khối trưởng các khối lớp 10, 11, 12cùng các giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên dạy chưa đủ số tiết chuẩn trực tiếp phụ trách hoạt động GDNGLL & GDHN của lớp.  

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo (BCĐ)

Triển khai thực hiện kế hoạch chỉ đạo của cấp trên, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL và HĐGDHN của trường. Phân công  trách nhiệm các thành viên Ban chỉ đạo, định ra chế độ sinh hoạt để việc chỉ đạo kịp thời, cụ thể như sau:

Trưởng ban Lê Quốc Thịnh: Phụ trách chung, xây dựng kế hoạch chỉ đạo HĐGDNGLL và HĐGDHN, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo. Hằng tháng, xây dựng chương trình, đánh giá việc thực hiện các hoạt động và báo cáo với Hiệu trưởng.

Phó Trưởng ban Ông Trịnh Thanh Ngọc: Tổ chức thực hiện các chương trình HĐGDNGLL và HĐGDHN hàng tháng; phụ trách tập luyện, duyệt kịch bản, nội dung các chương trình. Tổng hợp kết quả HĐGDNGLL và HĐGDHN.

          - Các ủy viên là các Khối trưởng và Tổ trưởng các bộ môn: Xây dựng kế hoạch lồng ghép, tích hợp các nội dung của HĐGDNGLL- GDHN trong bộ môn của tổ, nhóm, trình Trưởng ban phê duyệt; sau đó triển khai cho giáo viên trong tổ, nhóm thực hiện.

Các ủy viên phụ trách khối: Phối hợp với GVCN lớp, thống nhất nội dung và đánh giá thực hiện  HĐGDNGLL- GDHN của khối mình phụ trách.

          - Các ủy viên là GVCN: Tổ chức cho học sinh thực hiện các giờ HĐGDNGLL- GDHN tại lớp mình theo chủ đề hoạt động trong tháng và nội dung quy định trong chương trình. Quán triệt và động viên học sinh lớp mình tích cực tham gia các hoạt động GDNGLL- GDHN tổ chức với quy mô toàn trường.

          Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Dự giờ các lớp theo kế hoạch của BCĐ; kiểm tra hồ sơ, giáo án theo định kì.

          Xây dựng kế hoạch dạy rút kinh nghiệm theo chủ đề từng tháng.

Thời gian tổ chức HĐGDNGLL- GDHN

- Mỗi tháng có 1 tiết HĐGDNGLL được tổ chức theo quy mô toàn trường, thực hiện tại sân trường vào Thứ hai tuần đầu tháng. Nội dung do Ban chỉ đạo xây dựng.

- Mỗi tháng có 2 tiết HĐGDNGLL được thực hiện trên lớp (theo chủ đề hoạt động hằng tháng) dưới sự tổ chức và quản lý trực tiếp của các thầy cô giáo viên chủ nhiệm.       

          Cuối học kỳ, cuối năm học Ban chỉ đạo tổ chức đánh giá xếp loại HS và tập thể lớp về HĐGDNGLL- GDHN. Kết quả xếp loại HĐGDNGLL- GDHN là 1 tiêu chí quan trọng để đánh giáthi đua của các tập thể lớp và cá nhân trong năm học.

 Mục tiêu đánh giá

   - Đánh giá nhận thức của học sinh về các vấn đề trong chương trình, về các năng lực mà học sinh cần rèn luyện.

   - Động viên, khích lệ tinh thần tham gia các hoạt động tập thể, phấn đấu vươn lên về mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ của học sinh.

Nội dung đánh giá

- Đánh giá cá nhân (Do GVCN đánh giá học sinh):

   + Đánh giá về mức độ nhận thức các vấn đề mà nội dung hoạt động cần chuyển tải.

   + Đánh giá về ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động tập thể.

   + Đánh giá hiệu quả đóng góp của bản thân vào việc tổ chức thực hiện các hoạt động, ...

- Đánh giá tập thể lớp (Do Ban chỉ đạo HĐGDNGLL- GDHN đánh giá)

Quy trình đánh giá

   - Đối với đánh giá cá nhân học sinh, GVCN đánh giá xếp loại sau mỗi hoạt động, cuối tháng xếp loại tổng hợp chung. (Có phiếu đánh giá cụ thể)

   - Đối với đánh giá tập thể lớp, các hoạt động sinh hoạt tập thể, HĐGDNGLL dưới sân trường có Ban giám khảo (GV có kinh nghiệm) đánh giá cho điểm; các HĐGDNGLL thực hiện tại lớp (2 tiết /1 tháng) do Ban chỉ đạo dự và đánh giá

2.6. công tác khuyến học

     - Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT". Chỉ thị số 02/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ " Về đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT".

     - Căn cứ điều lệ hội Khuyến học Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 129/HĐ/KHV ngày 07/06/2011 của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam;

     Chi hội Khuyến học trường THPT Tĩnh Gia 2 xây dựng kế hoạch công tác Khuyến học, khuyến tài trong nhà trường trong giai đoạn 2014-2018 gồm những nội dung sau:

2.6.1. Mục đích yêu cầu

     - Nhằm đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập gắn với việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đồng thời xây dựng phát triển tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của hội khuyến học cho phù hợp với mục tiêu mới trên cơ sở phát triển giáo dục theo các mục tiêu chiến lược đã đề ra.

     - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong cán bộ và nhân dân; tuyên truyền giáo dục thông qua nhiều hình thức phong phú như đưa công tác khuyến học, khuyến tài vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của các đoàn thể, tổ chức tuyên truyền sâu rộng thường xuyên về mục đích, ý nghĩa nội dung của phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập để mọi người dân nhận rõ tầm quan trọng của phong trào nhằm tạo sự đồng thuận và hưởng ứng.

     - Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng, góp phần từng bước xây dựng một xã hội học tập theo tinh thần thực hiện nghị quyết đại hội Đảng. Khuyến khích phong trào học tập, nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của mọi người trong nhà trường và xã hội, góp sức phấn đấu cho sự công bằng xã hội về quyền lợi học tập của mọi người.

2.6.2. Nhiệm vụ  và các giải pháp tổ chức hoạt động của hội khuyến học trong nhà trường trong những năm tới

a. Công tác tuyên truyền:

     - Tổ chức tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật về Giáo dục của Đảng v:à Nhà nước trong giáo viên, cán bộ nhân viên, cha mẹ học sinh và các em học sinh. Làm cho mọi người thấy rõ "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Cần phải đầu tư cho Giáo dục, phát triển giáo dục nhanh về quy mô và chất lượng để nâng cao dân trí - đào tạo nhân lực - bồi dưỡng nhân tài, đưa đất nước tiến kịp với các nước phát triển trên thế giới.

     - Cần thiết phải kiện toàn Hội Khuyến học trong nhà trường, nhằm tập hợp các lực lượng xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục, huy động sự tham gia tích cực của toàn xã hội vào qui trình giáo dục, tạo mối quan hệ thường xuyên giữa gia đình và xã hội. Xây dựng trường chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngăn chặn các tệ nạn xã hội và mặt trái thị trường xâm nhập vào nhà trường và thế học sinh.

     - Làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài trong nhà trường động viên khích lệ các em, nhằm thúc đẩy phong trào học tập đạt kết quả cao nhất, phát huy nội lực để phối hợp với các tổ chức trong xã hội hướng vào nhà trường.

b. Công tác xây dựng tổ chức Hội

     - Tổ chức Hội Khuyến học trong nhà trường không chỉ có giáo viên, cán bộ nhân viên, các em học sinh mà còn có cả Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể và những người có tâm huyết xây dựng nhà trường .

     - Mỗi lớp cử một Ban đại diện cha mẹ học sinh để giữ mối quan hệ giữa các bậc phụ huynh với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong việc thông tin hai chiều chăm lo giáo dục học sinh nhất là học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và khen thưởng học sinh giỏi, học sinh có thành tích; động viên khuyến khích các thầy, cô giáo,.....

     - Tổ chức khuyến học trong trường cũng cần có sự phối hợp hành động với các tổ chức chính trị xã hội địa phương, với bộ phận chuyên môn và các tổ chức đoàn thể của nhà trường để làm tốt công tác Khuyến học.

c. Xây dựng và sử dụng quỹ khuyến học

      - Quỹ khuyến học là nguồn tài chính thu - chi theo điều lệ quỹ Khuyến học. Những năm gần đây hội được công ty Sam Sung tài trợ 8 suất học bổng. Các cựu học sinh khóa học sinh 1989-1992 hàng năm cũng tài trợ cho học sinh nhà trường 5 suất học bổng.

     - Hội Khuyến học nhà trường đã tham mưu đắc lực cho Hội Khuyến học phụ huynh, kết hợp chặt chẽ việc khen thưởng trong năm học cho học sinh và giáo viên có thành tích.

     - Trong những năm tới, hội khuyến học nhà trường tiếp tục tham mưu cho các công ty đóng trên địa bàn  huyện Tĩnh Gia và các tổ chức, cá nhân là cựu học sinh nhà trường đóng góp xây dựng vào quỹ khuyến học nhà trường.

     Việc Thu - Chi quỹ Khuyến học trong nhà trường thực hiện theo đúng quy định của Hội Khuyến học Việt Nam.

     + Chi hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó học giỏi (tùy tình hình thực tế).

     + Thưởng cho các học sinh đậu cao nhất các khối trong kỳ thi Đại học - Cao đảng các năm, với mức 1000000 đ/ hs

     + Thưởng cho các học sinh và giáo viên có học sinh đạt điểm 10 các môn tự nhiên và điểm 9 trở lên các môn xã hội trong kỳ thi Đại học hàng năm, với mức 500000 đ/hs.

     + Thưởng định kỳ hàng tháng cho các tập thể, cá nhân; thưởng cho học sinh có thành tích trong các phong trào thi đua, khen thưởng.

3. Phương châm hành động

"Hợp tác, trách nhiệm, kỉ cương, chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường"

VI. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

     Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, lao động hướng nghiệp, dạy nghề và công tác chủ nhiệm lớp - Công tác hội khuyến học, phụ huynh có nhiệm vụ tham mưu cho Hiệu trưởng quyết định các nhiệm vụ về hoạt động trong nhà trường; trách nhiệm xây dựng kế hoạch chiến lược và phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Các hình thức tổ chức thực hiện

     - Đảng uỷ, BGH nhà tường sẽ căn cứ trên từng tiêu chí cụ thể và lộ trình phấn đấu của mình để chỉ đạo và lập văn bản đề nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện giúp đỡ.

     - Hàng năm có kế hoạch rà soát những tiêu chí đã phấn đấu đạt được, báo cáo với Sở Giáo dục-Đào tạo, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện để xin ý kiến chỉ đạo và hướng đi tiếp theo.

     - Phát huy tốt mọi mặt để phấn đấu hoàn thành kết hoạch theo đúng lộ trình đã đề ra. Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược

     - Giai đoạn 1: Từ năm 2014 - 2015: Ổn định nhà trường; giữ vững nền nếp, kỷ cương và chất lượng giáo dục; Xây dựng và phê duyệt được đề án xây dựng trường Chuẩn quốc gia.

     - Giai đoạn 2: Từ năm 2015 -  2018: Thực hiện xong toàn bộ các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

     - Giai đoạn 3: Từ năm 2018 - 2020: Tiếp tục phát triển kế hoạch chiến lược. Chất lượng giảng dạy cao, là ngôi trường uy tín cao trong Huyện, mỗi học sinh, phụ huynh ưu tiên lựa chọn để học tập, rèn luyện.

4. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch

     - Hiệu trưởng tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Các phó hiệu trưởng theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

     - Đối với các tổ chuyên môn: tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

      - Đối với từng giáo viên và nhân viên, căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học.

V. KẾT LUẬN

     1.Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2014-2018 là một văn bản có giá trị định hướng cho việc xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường trong tương lai; là cơ sở để nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm.

     2. Kế hoạch này thể hiện tâm huyết của tập thể lãnh đạo và ý chí của toàn thể CB-GV-NV và học sinh nhà trường, nhằm giữ vững và phát triển những giá trị truyền thống, củng cố "thương hiệu" THPT Tĩnh Gia 2- điểm sáng của ngành Giáo dục và đào tạo huyện Tĩnh Gia.

     3. Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển kinh tế xã hội diễn ra nhanh, kế hoạch này của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt và bổ sung thích hợp. Tuy nhiên bản KHCL này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.

VI. KIẾN NGHỊ

1. Đối với huyện

     Đề nghị tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ nhà trường trong việc tạo ra một môi trường kinh tế xã hội tốt hơn cho sự nghiệp GD&ĐT.

Hỗ trợ nhà trường về cơ chế và nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, nhất là xã hội hóa công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học.

 2. Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa

     - Đề nghị quan tâm chỉ đạo, giúp nhà trường xây dựng hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nhà trường trong 5 năm tới và những năm tiếp theo.

     - Tích cực tham mưu với UBND Tỉnh và các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền để tăng cường cơ sở vật chất, giúp nhà trường thực hiện thành công mục tiêu chiến lược trong 5 năm 2014-2018 là Xây dựng trường Chuẩn quốc gia.

3. Đối với trường

     Tất cả các cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh quán triệt đầy đủ kế hoạch chiến lược đã xây dựng và quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch, xây dựng nhà trường xứng đáng với Sứ mệnh, tầm nhìn và hệ thống giá trị cơ bản đã đề ra.

 

                                                                                                NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

                                                                                                       BAN GIÁM HIỆU

Lịch công tác