Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
413753

Trường THPT Tĩnh Gia 2 tổ chức chương trình hội thảo "Công tác chủ nhiệm lớp" học kỳ 2 năm học 2016 - 2017.

Đăng lúc: 10:23:03 20/02/2017 (GMT+7)

Trong không khí của những ngày đầu xuân, đầu học kỳ 2. Được sự thống nhất của lãnh đạo nhà trường, hôm nay nhà trường tổ chức Hội thảo "Công tác chủ nhiệm lớp". Thành phần gồm: Toàn bộ CBGV-NV trong nhà trường, đoàn Giáo sinh thực tập sư phạm của trường ĐH Hồng Đức, Đại diện thường trực Hội cha mẹ học sinh nhằm củng cố và nắm vững thêm một số phần việc trong công tác quản lý, tổ chức sinh hoạt lớp, phối kết hợp tay ba trong việc giáo dục học sinh; Không ngoài mục đích nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Năm học 2016 - 2017: Tiếp tục thực hiện nghị quyết số 29 ngày 04/11/2013 của BCH TW Đảng lần thứ 8 - Khóa 11 về "Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế"

Bên cạnh đó vẫ tiếp tục thực hiện các cuộc vận động do ngành phát động như:

- Cuộc vận động hai không bốn nội dung

- Chỉ thị 05 của TW

- Mỗi Thầu/Cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

- Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Cho đến nay, các cuộc vận động đã đi vào chiều sâu và thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

Ngay từ đầu năm học, cùng với toàn nghành, nhà trường đã triển khai nhiệm vụ năm học mới đến tận CBGV và học sinh.

Kết thúc học kỳ 1, nhà trường đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ; cụ thể là:

- Kết quả xếp loại hai mặt cuối kỳ tuy có cao, song tỷ lệ TB và Yếu về học lực của học sinh còn chiếm 3.72%, về hạnh kiểm: 6.21%.

Có được kết quả trên là nhờ có sự cố gắng của tập thể sư phạm trong nhà trường. Bên cạnh việc học thêm, trong học kỳ 1 nhà trường đã tổ chức thành công hai buổi ngọa kháo ở hai bộ môn: Môn Tiếng Anh và Vật Lý. Song, chúng ta vẫn chưa bằng lòng với một số ít học sinh: Tư tưởng chậm tiến, kết quả học tập chưa cao, sự phối kết hợp giữa nhà trường - Gia đình - Xã hội chưa tốt.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong nhà trường là vấn đề Dạy - Học, yêu cầu đối với người học sinh phải được đào tạo và giáo dục một cách toàn diện (Cả Trí dục và Đức dục).

Như vậy, công tác chủ nhiệm lớp trong trường học là nhiệm vụ rất quan trọng: Đó chính là cầu nối giữa gia đình - Nhà trường và xã hội.

Trong không khí của những ngày đầu xuân, đầu học kỳ 2. Được sự thống nhất của lãnh đạo nhà trường, hôm nay nhà trường tổ chức Hội thảo "Công tác chủ nhiệm lớp". Thành phần gồm: Toàn bộ CBGV-NV trong nhà trường, đoàn Giáo sinh thực tập sư phạm của trường ĐH Hồng Đức, Đại diện thường trực Hội cha mẹ học sinh nhằm củng cố và nắm vững thêm một số phần việc trong công tác quản lý, tổ chức sinh hoạt lớp, phối kết hợp tay ba trong việc giáo dục học sinh; Không ngoài mục đích nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

 Thông qua buổi hội thảo này, tôi đề nghị các đ/c nêu cao tinh thần trách nhiệm với tinh thần: "Tất cả vì học sinh thân yêu" và giáo dục học sinh cho các em nhận thức được: "Mỗi ngày đến trường là một niềm vui" và sẽ hiến kế nhiều kinh nghiệm, những giải pháp tối ưu nhất về công tác chủ nhiệm để phấn đấu cuối năm 100% các lớp không có học sinh các biệt, không có học sinh xếp loại yếu kém về học lực và hạnh kiểm. 
Với lý do trên, thay mặt lãnh đạo nhà trường tôi tuyên bố khai mạc "Hội thảo công tác chủ nhiệm lớp" đầu học kỳ 2 năm học 2016 - 2017 và chúc buổi hội thảo thành công tốt đẹp.

                                                                                                                 Hiệu trưởng
Trích bài tham luận của tổ Vật lý: 

THAM LUẬN HỘI THẢO GVCN NĂM HỌC 2016 – 2017

CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỚP VÀ TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP CỦA GVCN

Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 
là một yêu cầu bức thiết đối với ngành giáo dục, với mỗi nhà trường và mỗi giáo 
viên hiện nay. Như chúng ta đã biết, chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh 
không chỉ phụ thuộc vào kết quả học tập các bộ môn văn hóa mà còn phụ thuộc 
vào rất nhiều các hoạt động giáo dục khác như rèn luyện đạo đức, hoạt động ngoài 
giờ lên lớp, giáo dục kĩ năng sống….

Vì nhiều lí do khác nhau, lâu nay trong các nhà trường thường chỉ chú trọng 
đến các giờ dạy văn hóa mà chưa quan tâm thật sự đúng mức đến việc quản lí, tổ chức lớp và tiết học sinh hoạt lớp của GVCN. Phần lớn các em học sinh cũng không có nhận thức đúng đắn về vai trò của giờ học này. Chính vì thế thái độ học tập của các em chưa tích cực, đặc biệt không mấy hứng thú. Đối với các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp, giờ sinh hoạt là khoảng thời gian vô cùng quý báu để triển khai công việc, chấn chỉnh nền nếp, uốn nắn học sinh, khơi dậy trong các em sự thích thú, khả năng sáng tạo....và đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống cho các em một cách tập trung và hiệu quả.
 Trên tinh đó, tổ Vật lý – Công nghệ xin được trình bày tham luận: “ Công tác tổ chức lớp và tổ chức sinh hoạt lớp của GVCN”.

 

 

 1) Vai trò của GVCN lớp

Công tác chủ nhiệm lớp là làm công việc chỉ đạo, quản lý giáo dục toàn diện HS một lớp. GVCN là người chỉ đạo các hoạt động của học sinh của một lớp bao gồm: hoạt động học tập, hoạt động rèn luyện theo quy định của điều lệ trường phổ thông. Bên cạnh đó, chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường; là người tổ chức phối hợp các lực lượng, giáo dục. Cùng với nhà trường, thông qua công tác chủ nhiệm, góp phần định hình, định hướng tính cách của học sinh. 

Giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lý, nhà tâm lý; là nơi để các em 
học sinh chia sẻ những buồn vui, là một chỗ dựa tinh thần vững vàng cho các em 
trong cuộc sống. Đồng thời, GVCN là người đánh giá khách quan kết quả rèn 
luyện của mỗi HS và phong trào chung của lớp. GVCN phải là người nghiêm khắc trong sự yêu thương đối với học sinh.

 2) Công tác tổ chức lớp

          - Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng được một đội ngũ cán sự lớp có năng 
lực, nhiệt tình, gương mẫu, có trách nhiệm cao và có uy tín trước các bạn khác. Đội ngũ này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các thầy cô chủ nhiệm trong công tác tổ chức, quản lí các hoạt động giáo dục học sinh lớp chủ nhệm nói chung và thực hiện giờ sinh hoạt nói riêng. Bởi vì giờ sinh hoạt giáo viên chỉ giữ vai trò thiết kế, giám sát là chính,còn học sinh sẽ thi công nên học sinh phải có ý thức tự quản, có khả năng tổ chức điều hành tốt. Trong công tác tổ chức lớp và tổ chức sinh hoạt lớp thì GVCN phải hướng tới việc phát huy được tính chủ động, năng động và sáng tạo của học sinh.

 

 

 VD: Tổ chức lớp 10 C1

                   + Phân công lớp trưởng

                   + Bí thư

                   + Lớp phó học tập, lớp phó văn thể…

          - Chia tổ nhóm: GVCN chia tổ, nhóm theo địa bàn của HS (theo đơn vị xã) để các em có điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện các hoạt động của lớp (cá nhân cũng như tập thể)….

 

 

 

 

                        TỔ 1

 

 

 

TT

Họ tên

Ngày sinh

Nơi ở ( Xã)

Ghi chú

1

Đỗ Quỳnh Anh

12/6/2001

thanh thủy

 

2

Đỗ Khánh Linh

26/2/2001

thanh thủy

 

3

Lê Khánh Linh

18/8/2001

thanh thủy

 

4

Nguyễn Thị Thùy Linh

2/9/2001

thanh thủy

 

5

Lê Thị Nga

25/12/2001

thanh thủy

 

6

Lương Thế Phong

17/9/2001

thanh thủy

Lớp phó, tổ trưởng

7

Lường Hữu Phong

26/2/2001

thanh thủy

 

8

Lê Anh Sơn

2/1/2001

thanh thủy

 

9

Phùng Thị Thùy

9/2/2001

thanh thủy

 

10

Đỗ Thanh Tư

24/10/2001

thanh thủy

 

 

 

                        TỔ 2

 

 

 

TT

Họ tên

Ngày sinh

Nơi ở ( Xã)

Ghi chú

1

Lê Văn Cường

11/3/2001

triêu dương

 

2

Lê Vĩnh Dương

1/8/2001

triêu dương

 

3

Lê Minh Hoàng

28/10/2001

triêu dương

 

4

Lê Thị Thùy Linh a

6/6/2001

triêu dương

 

5

Nguyễn Minh Mạnh

6/3/2001

các sơn

 

6

Lê Văn Minh

19/11/2001

hùng sơn

 

7

Lê Văn Thiên

20/11/2001

ngọc lĩnh

 

8

Lê Trọng Hưng

18/7/2001

hải châu

 

9

Trương Trung Kiệt

20/11/2001

hải châu

 

10

Nguyễn Thị Thiên

2/9/2001

hải châu

 

11

Lê Thu Trang

12/3/2001

hải châu

Lớp phó, tổ trưởng

 

 

                          TỔ 4

 

 

 

TT

Họ tên

Ngày sinh

Nơi ở ( Xã)

Ghi chú

1

Lê Quang Hoàng Anh

7/11/2001

thanh sơn

 

2

Nguyễn Duy Nam

27/12/2000

thanh sơn

 

3

Lê Thảo Ngọc

20/8/2001

thanh sơn

 

4

Lường Hữu Minh Phương

25/4/2001

thanh sơn

 

5

Lương Việt Quang

10/11/2001

thanh sơn

Lớp trưởng, tổ trưởng

6

Lê Thị Ngọc Trang

12/9/2001

thanh sơn

 

7

Lê Vũ Bảo Trung

3/11/2001

tân dân

 

8

Phan Thanh Nga

24/7/2001

tân dân

Thủ Quỹ

9

Lê Đình Thắng

13/2/2001

hải an

 

10

Lê Phương Thảo

26/8/2001

hải lĩnh

 

11

Nguyễn Thị Thúy

8/2/2001

hải lĩnh

 

12

Nguyễn Thị Hải Yến

9/7/2001

hải lĩnh

 

+ Danh sách đoàn viên

          - GVCN xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp: Xây dụng kế hoạch cho một kì, cho một năm học, một khóa học: Danh hiệu thi đua, thành tích học tập…..kế hoạch phối hợp với giáo viên bộ môn, kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh…

 3) Tổ chức sinh hoạt lớp

a) Vai trò của tiết sinh hoạt lớp

          Theo quy định của Bộ và Đào tạo, công tác chủ nhiệm được tính 4 tiết trên tuần. Trong đó có một tiết chính khóa, đó là giờ sinh hoạt lớp ngày cuối tuần. Như vậy sinh hoạt là một môn học bắt buộc. Tuy nhiên đây là một môn học có nhiều điểm khác biệt với những môn học văn hóa khác.Vì sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em học sinh có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện khả năng của mình... Nếu như các bộ môn văn hóa đều có chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo..., thì bộ môn sinh hoạt lại không có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào. Vài năm gần đây, việc thiết kế giáo án sinh hoạt lớp đã được triển khai đến các nhà trường, các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Như vậy, nội dung và cách thức cơ bản để tiến hành giờ sinh hoạt lớp đã được thống nhất trong các nhà trường. Tuy nhiên việc thực hiện ở mỗi nơi, mỗi giáo viên..., vẫn có sự khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng lớp. 

c) Thực trạng của tiết sinh hoạt lớp

- Chưa có một giáo án sinh hoạt cụ thể.

- Thực hiện chưa thật sự nghiêm túc và đúng với thời gian của tiết sinh hoạt.

- Nội dung sinh hoạt trùng lặp (nhắc nhở các em vi phạm, biểu dương các em học tập tốt..), không gây hứng thú cho học sinh…

b) Một số kinh nghiệm tổ chức tiết sinh hoạt lớp

- Giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch ( nội dung, cách thức sinh hoạt ) cho từng tuần, từng tháng, cả kì và toàn năm học, trên cơ sở nhiệm vụ năm học, các hoạt động chủ điểm của các tổ chức nhà trường, mục tiêu, kế hoạch của lớp chủ nhiệm. 
Thiết kế giáo án sinh hoạt lớp cụ thể, chi tiết( theo mẫu chung).

- Trong tiết sinh hoạt lớp GVCN cần tạo được hứng thú cho học sinh, để thực hiện được điều này chúng ta cần thực hiện:

          + Đa dạng hóa về nội dung tiết sinh hoạt lớp. Nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể bổ ích, phải gắn với nhu cầu hứng thú của học sinh và phù hợp với tâm lý, khả năng tiếp thu và trình độ hiểu biết của học sinh, huy động đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của học sinh. Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh. Để học sinh được bàn bạc nỗ lực cố gắng và hợp tác với nhau để hoàn thành công việc được giao. 

+ Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh. Tạo môi trường chung để học sinh cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau. Từ đó tình cảm gắn bó, chia sẻ giữa các em được hình thành và củng cố. 

+ Đa dạng hóa về hình thức tố chức tiết sinh hoạt lớp: tổ chức trò chơi, hội thảo, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức thực hiện giờ sinh hoạt. 

+ Giáo viên phải thực sự giao lưu - đối thoại với học sinh, để học sinh cởi mở, thân thiện và đoàn kết hơn giúp học sinh tin tưởng và không ức chế về tâm lí. Khi các em mạnh dạn đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, chúng ta nên sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đó một cách tôn trọng. Là người tổng chỉ huy tổ chức, thực hiện chủ trương, các kế hoạch của nhà trường và của lớp học và phát huy năng lực của các thành viên. Càng tận tâm, nhiệt huyết với nghề thì người giáo viên chủ nhiệm càng biết cách uyển chuyển đặt mình vào vị trí các em, lắng nghe tích cực tiếng nói của học sinh để có những chia sẻ, uốn nắn, định hướng hiệu quả 

+ Cần khen chê học sinh đúng mức, đúng chỗ, đúng đối tượng. Nếu giáo viên chủ nhiệm biết khen chê đúng mực sẽ khiến học trò hứng thú trong học tập. Về nguyên tắc khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lí tích cực vì ai cũng thích khen. Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý: Khi chúng ta khen học sinh thì sự khen ngợi đó phải cụ thể, gọi đúng tên bản chất sự việc. Thái độ khen ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người được khen. Đối với những hành vi tích cực mới cần khen ngay khi nó vừa xuất hiện, nhất là với những em hay mắc khuyết điểm, những em học yếu, nhút nhát... vừa có một tiến bộ nào đó. Ngay cả khi ta phê bình học sinh cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát hoá thành nhận định liên quan đến nhân cách. Tuyệt đối tránh lối phê bình chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm cũ đã xảy ra từ lâu. 

4) Đề xuất

+ Tổ chức triển khai về công tác tập huấn đối với công tác chủ nhiệm lớp.

+ Nhà trường cần đưa ra (quy định) mẫu giáo án chung về công tác chủ nhiệm, sinh hoạt lớp và có sự kiểm tra, đánh giá.

+ Trong tiết sinh hoạt cuối tuần: Nhà trường phối hợp với đoàn thanh niên có kế hoạch sinh hoạt lớp theo các chuyên đề chung.

+ Tổ chức được nhiều cuộc hội thảo trong các lĩnh vực khác, tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Xin chân thành cảm ơn !
                                                                  Bùi Sỹ Khiêm - Tổ trưởng chuyên môn

Một số hình ảnh:

DSC04051.JPG
DSC04052.JPG
DSC04053.JPG
DSC04059.JPG
DSC04060.JPG
DSC04064.JPG
DSC04068.JPG
DSC04070.JPG
DSC04074.JPG
DSC04078.JPG
DSC04090.JPG
DSC04095.JPG
DSC04097.JPG

Lịch công tác