Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
413753

TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021-2022

Đăng lúc: 07:28:09 30/03/2021 (GMT+7)

Thực hiện Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) ban hành tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT);

       UBND TỈNH THANH HOÁ
       SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 745/SGDĐT-KTKĐCLGD
V/v tuyển sinh vào lớp 10 THPT
và THPT Dân tộc nội trú
năm học 2021-2022
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thanh Hoá, ngày 26 tháng 3 năm 2021
 
                 Kính gửi:
- Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông, THCS&THPT;
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố.
 
Thực hiện Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) ban hành tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT) ban hành theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; Quyết định số 3163/QĐ-UBND ngày 06/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về Ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Quyết định số 943/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Phương án tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, Sở GDĐT Thanh Hóa hướng dẫn việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT và THPT DTNT năm học 2021-2022 như sau:
I. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÔNG LẬP VÀ THPT DTNT
1. Phương thức tuyển sinh: Thi tuyển.
2. Ngày thi, môn thi, hình thức thi, đề thi
a) Ngày thi: 04 và 05 tháng 6 năm 2021.
b) Môn thi:
- Thí sinh làm 03 bài thi gồm: Ngữ văn, Toán học và Tiếng Anh.
- Thời gian làm bài: 120 phút đối với môn Ngữ văn và Toán học; 60 phút đối với môn Tiếng Anh.
- Tất cả các bài thi được tính theo thang điểm 10.
- Hệ số điểm bài thi: Bài thi môn Ngữ văn và Toán học tính điểm hệ số 2; bài thi môn Tiếng Anh tính điểm hệ số 1.
c) Hình thức thi: Tất cả các môn thi theo hình thức tự luận.
d) Đề thi: Nội dung đề thi nằm trong chương trình THCS hiện hành. Cấu trúc đề thi sẽ được Sở GDĐT thông báo bằng văn bản riêng.
3. Lịch thi
Ngày
Buổi
Môn thi
Thời gian làm bài
Giờ phát đề thi cho TS
Giờ bắt đầu làm bài
04/6/2021
Sáng
Toán học
120 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
Chiều
Ngữ văn
120 phút
13 giờ 55
14 giờ 00
05/6/2021
Sáng
Tiếng Anh
60 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
 
4. Đối tượng và điều kiện dự thi
a) Thi vào lớp 10 THPT công lập
Là học sinh đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tại tỉnh Thanh Hoá, có độ tuổi theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông hiện hành; nếu học sinh có hộ khẩu ở tỉnh ngoài thì Giám đốc Sở GDĐT sẽ xem xét, quyết định.
          b) Thi vào lớp 10 THPT DTNT  
- Học sinh là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành;
- Học sinh đúng độ tuổi quy định; có đủ hồ sơ hợp lệ;
- Học sinh đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tại tỉnh Thanh Hóa. Nếu học sinh có hộ khẩu ở tỉnh ngoài thì Giám đốc Sở GDĐT sẽ xem xét, quyết định.
- Trường THPT DTNT được phép tuyển sinh không quá 5% trong tổng số chỉ tiêu được tuyển mới hằng năm là con em người dân tộc Kinh có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.
5. Đăng ký dự thi
a) Thi vào lớp 10 THPT công lập
Mỗi học sinh được đăng ký và dự thi tại 01 trường THPT công lập trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố nơi học sinh có hộ khẩu thường trú.
Nếu học sinh đăng ký dự thi tại trường THPT công lập khác địa bàn có hộ khẩu thường trú thì phải cam kết học tại nhà trường đến hết cấp học; trường hợp chuyển trường đặc biệt phát sinh trong quá trình học tập phải được Giám đốc Sở GDĐT cho phép.
Thí sinh nạp hồ sơ tại trường THPT công lập nơi thí sinh đăng ký dự thi.
b) Thi vào lớp 10 THPT DTNT
Học sinh có nguyện vọng học tại một trong hai trường THPT DTNT Tỉnh hoặc THPT DTNT Ngọc Lặc; trong đơn dự thi được đăng ký 02 nguyện vọng: Nguyện vọng 1 xét vào học tại 01 trong 02 trường THPT DTNT, nguyện vọng 2 xét vào học tại 01 trường THPT công lập theo địa bàn cư trú. Nếu học sinh đăng ký nguyện vọng 2 tại trường THPT công lập khác địa bàn có hộ khẩu thường trú thì phải cam kết học tại nhà trường đến hết cấp học; trường hợp chuyển trường đặc biệt phát sinh trong quá trình học tập phải được Giám đốc Sở GDĐT cho phép.
Thí sinh nạp đơn đăng ký dự thi THPT DTNT tại phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố hoặc trường THPT DTNT nơi đăng ký nguyện vọng, dự thi tại trường THPT trung tâm của huyện, thị xã, thành phố và được xếp phòng thi riêng.
          c) Đổi nguyện vọng đăng ký dự thi
          Thí sinh được đổi nguyện vọng đăng kí dự thi 01 lần theo lịch công tác thi của Sở GDĐT. Cách thực hiện đổi nguyện vọng đăng ký dự thi như sau:
          - Thí sinh đến trường THPT công lập đã đăng ký dự thi lần đầu để xin rút hồ sơ. Hiệu trưởng trường THPT ký xác nhận cho rút hồ sơ vào tờ đơn đăng ký của thí sinh;
          - Thí sinh đưa hồ sơ (đã có xác nhận của Hiệu trưởng trường THPT đăng ký lần đầu) đến nạp đăng ký lần 2 tại trường THPT công lập mà thí sinh muốn dự thi.
          - Trường THPT nơi thí sinh đến đăng ký lần 2 chỉ thu hồ sơ của thí sinh khi có xác nhận cho rút hồ sơ của Hiệu trưởng trường THPT mà thí sinh đã đăng ký dự thi lần đầu.
          d) Trách nhiệm của phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố và Hiệu trưởng trường THCS trong việc quản lý học sinh đăng ký dự thi
          - Đối với phòng GDĐT: Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các nhà trường THCS trong việc triển khai cho học sinh đăng ký dự thi theo quy định; thống kê đăng ký dự thi của học sinh; đối chiếu, xác minh thông tin đăng ký dự thi của thí sinh khi có yêu cầu của Sở GDĐT. 
- Hiệu trưởng các trường THCS, TH&THCS:
+ Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh đăng ký dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Thực hiện thống kê đăng ký dự thi của học sinh của trường mình, báo cáo phòng GDĐT (theo Mẫu 8). Kí xác nhận vào các loại hồ sơ đăng ký dự thi (theo quy định) của học sinh. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đăng ký của học sinh.
Lưu ý: Đối với đơn đăng ký dự thi của học sinh, hiệu trường nhà trường chỉ ký 01 đơn cho 01 học sinh. Nếu học sinh làm mất hoặc hư hỏng, cần xin cấp lại đơn, hiệu trưởng phải đối chiếu nguyện vọng dự thi vào trường THPT mà học sinh ghi trong đơn với nguyện vọng học sinh ghi trong tờ thống kê đăng ký dự thi, trùng khớp nội dung thì mới kí xác nhận.
+ Không ép buộc hoặc để xảy ra tình trạng ép buộc học sinh trong việc đăng ký nguyện vọng dự thi. Việc đăng ký nguyện vọng dự thi của học sinh là hoàn toàn tự nguyện, dựa trên nguyên tắc chọn trường phù hợp với khu vực địa lý theo hướng dẫn của UBND các huyện, thị xã, thành phố và phù hợp với năng lực của học sinh.
e) Giá dịch vụ tuyển sinh: Theo quy định của UBND tỉnh (Sở GDĐT sẽ có thông báo sau).
6. Tuyển thẳng
         a) Đối tượng tuyển thẳng
         * Tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập
- Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú (chỉ áp dụng với những học sinh trong danh sách chính thức đã được UBND huyện phê duyệt);
- Học sinh khuyết tật;
- Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT. (Giải quốc gia chỉ tính ở các cuộc thi do Bộ GDĐT tổ chức hoặc liên ngành giữa Bộ GDĐT và ngành khác phối hợp tổ chức).
* Tuyển thẳng vào lớp 10 THPT DTNT
Học sinh là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành, đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT.
b) Hồ sơ tuyển thẳng
          * Đối với vào lớp 10 THPT công lập
- Đơn xin tuyển thẳng vào lớp 10 THPT (theo mẫu của Sở GDĐT);
- Học bạ THCS (bản chính);
- Bản sao Giấy khai sinh hợp lệ;
- Hồ sơ học sinh khuyết tật (nếu là học sinh khuyết tật);
- Giấy chứng nhận học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT (nếu có).
- Đối với thí sinh tốt nghiệp THCS năm học 2020-2021 nạp bổ sung sau khi trường THCS xét công nhận tốt nghiệp: Học bạ THCS; Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời do trường THCS cấp.
* Đối với vào lớp 10 THPT DTNT
- Đơn xin tuyển thẳng vào lớp 10 THPT DTNT (theo mẫu của Sở GDĐT);
- Học bạ THCS (bản chính);
- Bản sao Giấy khai sinh hợp lệ;
- Bằng tốt nghiệp THCS hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp THCS;
-Bản photo công chứng sổ hộ khẩu (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc thì phải có giấy xác nhận hộ khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương);
- Giấy chứng nhận học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT (nếu có).
- Đối với thí sinh tốt nghiệp THCS năm học 2020-2021 nạp bổ sung sau khi trường THCS xét công nhận tốt nghiệp: Học bạ THCS; Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời do trường THCS cấp.
c) Nơi nạp hồ sơ
- Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng nạp hồ sơ tại trường THPT công lập nơi thí sinh muốn đăng ký xét tuyển thẳng.
- Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng nếu đủ điều kiện dự thi vào trường THPT chuyên Lam Sơn thì nạp đơn đăng ký dự thi chuyên tại trường THPT chuyên Lam Sơn, nạp hồ sơ tuyển thẳng tại trường THPT công lập nơi thí sinh muốn đăng ký xét tuyển thẳng.
d) Quyền lợi tuyển thẳng
- Thí sinh tuyển thẳng không phải qua thi tuyển. Đối với những thí sinh đủ điều kiện tuyển thẳng nhưng vẫn đăng kí tham gia dự thi vào trường THPT công lập thì phải chấp nhận xét tuyển bằng điểm thi; khi đó, coi như thí sinh từ bỏ quyền lợi được tuyển thẳng.
- Riêng những thí sinh thuộc diện tuyển thẳng mà đủ điều kiện dự thi vào trường THPT chuyên Lam Sơn thì được đăng ký dự thi vào trường THPT chuyên Lam Sơn, đồng thời vẫn được công nhận quyền lợi tuyển thẳng vào 01 trường THPT công lập khác mà thí sinh đã đăng ký xét tuyển thẳng.
7. Đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên
Sở GDĐT quy định mức điểm ưu tiên cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm như sau:
         Nhóm đối tượng 1: cộng 1.5 điểm (gồm: con liệt sĩ; con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945);
         Nhóm đối tượng 2: cộng 1.0 điểm (gồm: con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh mất sức lao động dưới 81%; con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”);
         Nhóm đối tượng 3: cộng 0.5 điểm (gồm: người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số; người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
         Thí sinh thuộc nhiều nhóm đối tượng ưu tiên thì chỉ được hưởng điểm ưu tiên ở nhóm đối tượng cao nhất.
         8. Hồ sơ đăng ký dự thi
a) Thi vào lớp 10 THPT công lập
- Đơn xin dự thi vào lớp 10 THPT (theo mẫu của Sở GDĐT);
- Thẻ dự thi (có dán ảnh, đóng dấu giáp lai, do trường THCS xác nhận);
- Bản sao Giấy khai sinh hợp lệ;
- Giấy xác nhận thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền (cấp huyện) cấp;
-Học bạ, Bằng tốt nghiệp THCS (đối với thí sinh đã tốt nghiệp THCS);
- Đối với thí sinh tốt nghiệp THCS năm học 2020-2021 sẽ nạp bổ sung sau khi trường THCS xét công nhận tốt nghiệp: Học bạ THCS; Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời do trường THCS cấp.
- Thí sinh đăng ký dự thi là người đã tốt nghiệp THCS từ những năm học trước còn đủ tuổi dự thi thì phải có giấy xác nhận không trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc bị hạn chế quyền công dân của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, doanh nghiệp đang trực tiếp quản lý.
b) Thi vào lớp 10 THPT DTNT
- Đơn xin dự thi vào lớp 10 THPT DTNT (theo mẫu của Sở GDĐT);
- Thẻ dự thi (có dán ảnh, đóng dấu giáp lai, do trường THCS xác nhận);
- Bản sao Giấy khai sinh hợp lệ;
- Giấy xác nhận thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền (cấp huyện) cấp;
-Bản photo công chứng sổ hộ khẩu (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc thì phải có giấy xác nhận hộ khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương);
-Học bạ, Bằng tốt nghiệp THCS (đối với thí sinh đã tốt nghiệp THCS);
- 02 phòng bì có dán tem ghi rõ học tên, địa chỉ người nhận (cụ thể đến từng thôn, bản…);
- Đối với thí sinh tốt nghiệp THCS năm học 2020-2021 sẽ nạp bổ sung sau khi trường THCS xét công nhận tốt nghiệp: Học bạ THCS; Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời do trường THCS cấp.
- Thí sinh đăng ký dự thi là người đã tốt nghiệp THCS từ những năm học trước còn đủ tuổi dự thi thì phải có xác nhận không trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc bị hạn chế quyền công dân của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, doanh nghiệp đang trực tiếp quản lý.
Lưu ý: Thí sinh đăng ký dự thi vào trường THPT DTNT sẽ phải nạp 02 bộ hồ sơ tương đương nhau, 01 bộ photo công chứng để lưu tại trường DTNT, 01 bộ gốc để trường THPT DTNT chuyển đến trường tổ chức thi.
c) Trách nhiệm của các nhà trường đối với hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh
- Các nhà trường có trách nhiệm thu, kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ thí sinh; tiến hành nhập, đối soát, kiểm dò dữ liệu vào phần mềm tuyển sinh một cách chính xác, đúng thời gian theo lịch công tác thi.
Hiệu trưởng các nhà trường chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, chính xác của hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh (nhất là hồ sơ ưu tiên), đảm bảo công bằng, khách quan, đúng quy định.
- Riêng các trường THPT DTNT có trách nhiệm thu, kiểm tra tính hợp lệ, đúng quy định (nhất là quy định về vùng, miền) trong hồ sơ đăng ký của thí sinh và tập hợp toàn bộ hồ sơ thí sinh dự thi vào trường, lập danh sách thí sinh theo từng huyện và gửi về trường THPT trung tâm (xem Phụ lục 1) của mỗi huyện; đồng thời lập danh sách nguyện vọng 2 của thí sinh gửi về từng trường mà thí sinh đăng ký (theo lịch công tác thi). Trường THPT trung tâm mỗi huyện có trách nhiệm cập nhật dữ liệu đăng ký dự thi và bố trí cho số thí sinh đăng ký thi vào trường THPT DTNT dự thi theo quy định.
Trường THPT DTNT và các đơn vị thu nhận hồ sơ dự thi phải kiểm tra đối chiếu các giấy tờ của thí sinh để đảm bảo thống nhất thông tin đăng ký dự thi. Sở GDĐT không chịu trách nhiệm sửa chữa những sai sót các thông tin khi duyệt kết quả thi và cấp các loại giấy tờ có liên quan trong kỳ thi tuyển sinh cho thí sinh.
          9. Tổ chức thi
          a) Thành lập Hội đồng thi
- Giám đốc Sở GDĐT ra quyết định thành lập tại mỗi tr­­ường THPT công lập thành lập một số Hội đồng coi thi (HĐCT). Mỗi HĐCT không có quá 30 phòng thi, mỗi phòng thi không quá 24 thí sinh. Việc tổ chức coi thi theo tinh thần đổi chéo để cán bộ, giáo viên không coi thi tại trường (Hội đồng coi thi) nơi mình công tác; không điều động giáo viên dạy các môn Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh làm cán bộ coi thi (CBCT).
- Thành phần HĐCT gồm:
+ Đối với HĐCT có từ 25 phòng thi trở xuống, lãnh đạo HĐ thi gồm: 01 chủ tịch, 02 phó chủ tịch, 02 thư ký; đối với HĐCT có từ 26 phòng thi trở lên, lãnh đạo HĐ thi gồm: 01 chủ tịch, 03 phó chủ tịch, 03 thư ký. Mỗi HĐCT có 01 phó chủ tịch và 01 thư ký là của trường sở tại; các lãnh đạo, thư ký còn lại của HĐCT được điều từ đơn vị khác đến.
Trong đó, chủ tịch phải là hiệu trưởng trường THPT; trường hợp hiệu trưởng vì lý do đặc biệt không tham gia HĐCT được thì phải báo cáo Giám đốc Sở GDĐT để cử phó hiệu trưởng thay. Phó chủ tịch và thư ký là phó hiệu trưởng, thư ký Hội đồng hoặc tổ trưởng chuyên môn trường THPT.
+ CBCT, cán bộ giám sát (CBGS): Trong mỗi phòng thi có 02 CBCT; từ 03 đến 04 phòng thi trong cùng một dãy phòng thi bố trí 01 CBGS. CBCT, CBGS là giáo viên trường THPT hoặc trường THCS (không có học sinh trong vùng tuyển sinh của HĐCT, do đơn vị tổ chức thi phối hợp với phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố điều động);
+ Nhân viên phục vụ, bảo vệ, cán bộ y tế của trường sở tại (nếu nhà trường không có cán bộ y tế thì đấu mối với trạm xá địa phương để bố trí cán bộ y tế trực ở HĐCT) và công an; hiệu trưởng trường sở tại nơi đặt HĐCT có trách nhiệm đấu mối với công an huyện, thị xã, thành phố cử cán bộ tham gia HĐCT, lên phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối cho kỳ thi.
- Tất cả thành viên HĐCT là những người không có con, em ruột; con, em ruột của vợ hoặc chồng, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu dự thivà không trong thời gian bị kỷ luật về thi.
          b) Mã của HĐCT và cách ghép số báo danh
- Sở GDĐT quy định mã các HĐCT của các trường THPT (xem Phụ lục 2). Nếu số HĐCT  ít hơn số mã do Sở quy định thì bỏ đi những mã phía sau trong bảng mã của Sở.
- Ghép số báo danh (SBD) cho thí sinh thực hiện theo quy định sau:
+ Những HĐCT  có thí sinh dự thi vào trường THPT DTNT thì xếp riêng số thí sinh này vào các phòng thi cuối cùng theo thứ tự chữ cái A,B,C...
+ SBD của thí sinh là một số gồm 06 chữ số, trong đó ba chữ số đầu là mã HĐCT, ba chữ số sau là thứ tự của thí sinh từ số 001đến thí sinh cuối cùng của mỗi hội đồng. Ví dụ: Trường THPT Hàm Rồng: Mã số của trường là 68, HĐCT Hàm Rồng A có mã số là 681 và có 340 thí sinh thì các SBD của HĐCT đó là: 681001, 681002, 681003, đến 681340.
         c) Tổ chức coi thi
Sở GDĐT sẽ có văn bản hướng dẫn riêng về công tác coi thi.
          10. Làm phách, chấm thi
a) Làm phách
- Giám đốc Sở GDĐT ra quyết định thành lập tại mỗi huyện, thị xã, thành phố từ 01 đến 02 Hội đồng (HĐ) làm phách bài thi (xem Phụ lục 3), thành phần HĐ gồm:
+ Chủ tịch: là hiệu trưởng trường THPT nơi đặt HĐ làm phách;
+ Phó chủ tịch (từ 01 đến 02 người): là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng trường THPT (không cùng trường với Chủ tịch);
+ Thư ký (từ 01 đến 03 người): là phó hiệu trưởng, thư ký hội đồng hoặc tổ trưởng chuyên môn trường THPT;
+ Các thành viên: thư ký Hội đồng, một số tổ trưởng chuyên môn, giáo viên có nghiệp vụ tốt; số lượng thành viên đảm bảo để việc làm phách hoàn thành trong 01 ngày (giáo viên dạy môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh không tham gia trực tiếp làm phách).
+ Nhân viên phục vụ, bảo vệ, cán bộ y tế của trường sở tại (nếu nhà trường không có cán bộ y tế thì đấu mối với trạm xá địa phương để bố trí cán bộ y tế trực ở HĐ làm phách) và công an; hiệu trưởng trường sở tại nơi đặt HĐ làm phách có trách nhiệm đấu mối với công an huyện, thị xã, thành phố cử cán bộ tham gia HĐ, lên phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối cho HĐ.
- Tất cả thành viên HĐ làm phách là những người không có con, em ruột; con, em ruột của vợ hoặc chồng, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu dự thivà không trong thời gian bị kỷ luật về thi.
- Sở GDĐT sẽ có văn bản hướng dẫn làm phách bài thi riêng.
          b) Chấm thi
- Giám đốc Sở GDĐT ra quyết định thành lập tại mỗi huyện, thị xã, thành phố một hoặc một số HĐ chấm thi (xem Phụ lục 3), thành phần HĐ gồm:
+ Chủ tịch: là hiệu trưởng trường THPT nơi đặt HĐ chấm;
+ Phó chủ tịch (từ 01 đến 02 người): là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT (không cùng trường với Chủ tịch);
+ 03 thư ký: là phó hiệu trưởng, thư ký hội đồng hoặc tổ trưởng chuyên môn trường THPT;
+ 03 tổ trưởng chấm: là tổ trưởng chuyên môn hoặc giáo viên giỏi các môn thi của trường THPT;
+ Cán bộ chấm thi: là giáo viên các môn thi của các trường THPT, có chuyên môn, nghiệp vụ tốt; số lượng cán bộ đảm bảo để hoàn thành việc chấm thi trong thời gian quy định.
+ Nhân viên phục vụ, bảo vệ, cán bộ y tế của trường sở tại (nếu nhà trường không có cán bộ y tế thì đấu mối với trạm xá địa phương để bố trí cán bộ y tế trực ở HĐ làm phách) và công an; hiệu trưởng trường sở tại nơi đặt HĐ làm phách có trách nhiệm đấu mối với công an huyện, thị xã, thành phố cử cán bộ tham gia HĐ, lên phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối cho HĐ.
- Tất cả thành viên HĐ chấm thi là những người không có con, em ruột; con, em ruột của vợ hoặc chồng, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu dự thivà không trong thời gian bị kỷ luật về thi.
- Sở GDĐT sẽ có văn bản hướng dẫn chấm thi riêng.
Lưu ý:
Hiệu trưởng trường THPT nơi đặt HĐ làm phách, chấm thi có trách nhiệm phối hợp với các trường trong HĐ làm phách và chấm thi để chọn cử phó chủ tịch, thư ký, tổ trưởng, cán bộ làm phách và cán bộ chấm thi. Đối với các trường không đặt HĐ chấm thi và HĐ làm phách bài thi, hiệu trưởng có trách nhiệm lập danh sách cử người làm phách và chấm thi đúng thành phần; gửi danh sách cho hiệu trưởng trường đặt địa điểm làm phách, chấm thi để kịp lập danh sách toàn bộ HĐ gửi về Sở GDĐT theo lịch công tác thi.
Hiệu trưởng các trường THPT có trách nhiệm quán triệt, hướng dẫn quy chế, nghiệp vụ làm phách, chấm thi cho cán bộ giáo viên của trường mình cũng như ý thức kỷ luật trong chấm thi, tuân thủ quy trình chấm hai vòng độc lập; đấu mối với Công an huyện, thị xã, thành phố về phương án bảo vệ công tác làm phách, chấm thi đảm bảo an toàn tuyệt đối. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở GDĐT nếu để cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm quy chế thi do không được quán triệt đầy đủ nội dung quy định.
 Những trường THPT thuộc các huyện miền núi: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Như Xuân..., nếu xét thấy khó khăn trong việc làm phách, chấm thi thì Hiệu trưởng báo cáo bằng văn bản về Phòng Khảo thí và KĐCLGD để trình Giám đốc Sở GDĐT xem xét giải quyết.
          11. Tổ chức xét tuyển
          a) Hội đồng tuyển sinh
Giám đốc Sở GDĐT ra quyết định thành lập tại mỗi trường THPT công lập và trường THPT DTNT 01 HĐ tuyển sinh. HĐ có nhiệm vụ tổ chức xét tuyển đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, đúng quy chế và kế hoạch được giao. Thành phần HĐ gồm:
- Chủ tịch: là hiệu trưởng trường THPT;
- Phó Chủ tịch: là các phó hiệu trưởng nhà trường;
- Thư ký: là thư ký HĐ nhà trường;
- Uỷ viên: là một số tổ trưởng chuyên môn, đại diện các đoàn thể trong nhà trường.
b) Điểm xét tuyển, nguyên tắc xét tuyển
- Điểm xét tuyển (ĐXT): là tổng điểm các bài thi (đã nhân hệ số) cộng điểm ưu tiên (nếu có).
- Nguyên tắc xét tuyển: Nguyên tắc xét tuyển: Chỉ xét tuyển đối với thí sinh có nguyện vọng dự thi vào trường, dự thi đủ 03 môn, không vi phạm quy chế thi, không có bài thi nào dưới 0,25 điểm hoặc là thí sinh không trúng tuyển vào trường THPT chuyên Lam Sơn, THPT DTNT đã đăng ký nguyện vọng 2 xét vào học tại trường.
c) Xét tuyển thẳng
- Xét tuyển thẳng lần 1 (đối với các học sinh được tuyển thẳng theo quy định, trừ học sinh đạt giải Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc năm 2021); hoàn thành chậm nhất vào ngày 12/5/2021.
- Xét tuyển thẳng lần 2 (đối với học sinh đạt giải kỳ thi Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc năm 2021); hoàn thành chậm nhất vào ngày 28/5/2021.
- Báo cáo việc xét tuyển thẳng về Sở GDĐT theo lịch công tác thi.
d) Xét tuyển
- Đối với các trường THPT DTNT
+ HĐ tuyển sinh căn cứ vào kết quả thi của những thí sinh có nguyện vọng dự thi vào trường (kết quả thi do các trường THPT nơi thí sinh dự thi gửi đến), căn cứ quy chế và kế hoạch được giao để tuyển: Tuyển 50% kế hoạch được giao đối với những thí sinh có đủ điều kiện và lấy điểm từ trên xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu; tuyển 50% kế hoạch đ­­ược giao đối với những thí sinh có đủ điều kiện, ư­­­u tiên theo vùng, miền, dân tộc.
+ Về việc tuyển 50% kế hoạch đ­­ược giao đối với những thí sinh có đủ điều kiện, ư­­­u tiên theo vùng, miền, dân tộc: Sở GDĐT yêu cầu các trường THPT DTNT lập phương án cụ thể, trong đó quy định rõ những tiêu chí xét tuyển, báo cáo bằng văn bản về Sở GDĐT qua Phòng Khảo thí và KĐCLGD trước khi tổ chức thi tuyển sinh và xét tuyển (trước ngày 05/5/2021) để Sở GDĐT phê duyệt.
+ Thời gian hoàn thành xét tuyển: Trước ngày 31 tháng 7 năm 2021.
- Đối với các trường THPT công lập
+ Sau khi có kết quả chấm thi, Hiệu trưởng các trường THPT photo bảng điểm để thông báo công khai cho thí sinh; tiến hành nhập điểm thi vào phần mềm tuyển sinh.
+ Căn cứ vào kết quả thi, kế hoạch được giao và quy chế tuyển sinh, HĐ tuyển sinh của trường xác định điểm chuẩn tuyển sinh. Điểm chuẩn phải được báo cáo Sở GDĐT, được công bố công khai bằng văn bản tại bảng tin nhà trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương theo quy định lịch công tác thi tuyển sinh.
+ Lập danh sách thí sinh trúng tuyển: Lấy thí sinh trúng tuyển theo thứ tự ĐXT từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao (sau khi đã trừ số thí sinh được tuyển thẳng theo Quy chế). Nếu chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh cùng có ĐXT bằng nhau thì xét lần lượt theo thứ tự ưu tiên như sau: xếp loại hạnh kiểm; xếp loại học lực; các đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên; điểm trung bình năm học lớp 9; tổng điểm trung bình môn Ngữ văn và môn Toán năm học lớp 9.
Không đ­­ưa vào danh sách xét tuyển những thí sinh đã trúng tuyển vào trường THPT chuyên Lam Sơn, THPT DTNT tỉnh hoặc THPT DTNT Ngọc Lặc (những thí sinh này sau khi nhập học nếu có nguyện vọng chuyển trường phải được Giám đốc Sở GDĐT xem xét quyết định).
+ Thời gian hoàn thành xét tuyển: Trước ngày 31 tháng 7 năm 2021.
e) Giấy chứng nhận trúng tuyển
Thí sinh trúng tuyển được Sở GDĐT cấp Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022.
          II. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NGOÀI CÔNG LẬP
1. Phương thức tuyển sinh
- Theo phương thức xét tuyển đối với những thí sinh đã tốt nghiệp THCS, căn cứ vào chỉ tiêu được giao, kết quả học tập THCS và nguyện vọng của học sinh.
- Các trường THPT ngoài công lập báo cáo phương thức xét tuyển của mỗi trường bằng văn bản về Sở GDĐT qua Phòng Khảo thí và KĐCLGD trước ngày 05/5/2021.
2. Thời gian tuyển sinh:
Hoàn thành trước ngày 31 tháng 7 năm 2021.
3. Giấy chứng nhận trúng tuyển
Thí sinh trúng tuyển được Sở GDĐT cấp Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022. 

Lịch công tác